Bạn có thể sẽ không bao giờ nghĩ rằng phẫu thuật thu nhỏ hàm có thể thực hiện được. Bạn thường thấy loại hình phẫu thuật sửa mũi, căng da mặt bị chảy xệ hoặc xoá tan những nếp nếp nhăn trên gương mặt, nhưng phẫu thuật định hình lại cấu trúc xương rắn chắc ở phần hàm thì sao? Nhờ tới các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc có trình độ và tay nghề cao, giờ đây khuôn hàm cũng có thể được định hình lại để bạn có được đường xương hàm nữ tính nhằm hoàn thiện vẻ đẹp bản thân.

Theo quan niệm về vẻ đẹp phụ nữ, đặc biệt ở các nước châu Á, khuôn mặt trái xoan luôn được coi là đỉnh cao của vẻ đẹp nữ tính. Nếu bạn không tự tin với quai hàm rộng, quai hàm vuông của mình, thì ngày nay, phẫu thuật thu nhỏ hàm sẽ giúp bạn có thể sở hữu khuôn mặt V-line nhỏ nhắn, đúng với xu thế vẻ đẹp châu Á.next arrow

 

Tuy nhiên, phẫu thuật thu nhỏ hàm không phải là một phẫu thuật đơn giản và khách hàng cần phải tìm hiểu thông tin đầy đủ trước khi lựa chọn phương pháp này. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sỹ sẽ yêu cầu chụp CT khuôn mặt để tìm hiểu chính xác cấu trúc xương mặt sau đó đưa ra phác đồ và tư vấn chính xác cho từng khách hàng.

 

Bạn có thể mong đợi gì sau phẫu thuật thu nhỏ hàm? 

 

Phẫu thuật thu nhỏ hàm có thể giúp thu ngắn lại chiếc cằm quá dài để trông hài hoà hơn với những nét còn lại trên khuôn mặt.

 

thu nhỏ cằmthu nhỏ cằm

 

Phẫu thuật thu nhỏ hàm còn giúp loại bỏ chiếc cằm vuông, to và đem lại chiếc cằm thanh thoát và nữ tính hơn.

thu nhỏ cằmthu nhỏ cằm

 

Phẫu thuật thu nhỏ hàm được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn

 

Phẫu thuật thu nhỏ hàm hay còn gọi là gọt hàm là một phương pháp phẫu thuật chỉnh hình, thu nhỏ và định hình vĩnh viễn lại xương hàm, giúp khuôn mặt gọn gàng, thanh tú và cân đối hơn hơn. Phẫu thuật thu nhỏ hàm có thể biến dáng hàm vuông, rộng thành dáng V-line, giúp khuôn mặt thanh thoát, trẻ trung, nữ tính hơn.

Xương hàm lớn thường do yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là nếu mọi người trong gia đình bạn sở hữu xương hàm vuông lớn hoặc xương hàm hô thì khả năng rất lớn là xương hàm của bạn cũng sẽ mang những đặc điểm như vậy.

Tuy nhiên có một số trường hợp xương hàm rộng là do mắc phải hội chứng rối loạn khớp thái dương (TMJ) gây ra bởi quá trình nhai hay nghiến răng vào ban đêm (hay còn gọi là hội chứng Bruxism), nguyên nhân thường là do căng thẳng. Việc nghiến răng liên tục làm cơ hàm phát triển lớn hơn, hay còn gọi là cơ cắn, khiến hàm trông rộng hơn – điều này tương tự như việc tăng cơ trong quá trình nâng tạ tại phòng gym. Sự phì đại cơ hàm, còn gọi là phì đại cơ cắn, được xem là hệ quả của quá trình nhai kẹo cao su liên tục hoặc do thái quen ăn uống như thường xuyên ăn đồ ăn cứng hay nhai thức ăn sử dụng cơ cắn quá mức.

Nên lưu ý rằng phì đại cơ cắn có thể xảy ra ở một bên nhưng thường là ở cả hai bên, nghĩa là cả hai bên hàm đều trở nên lớn hơn. Phì đại cơ cắn nói chung không phải là triệu chứng bệnh và không gây bất kỳ vấn đề y khoa nào (mặc dù nếu nguyên nhân gây ra là hội chứng Bruxism thì có thể dẫn tới các vấn đề khác và nên được điều trị). Do đó, thủ thuật thu nhỏ cơ hàm lớn thường được thực hiện với mục đích thẩm mỹ.

 

Nếu hàm vuông hoặc dáng chữ U là hệ quả của cơ cắn phì đại thì có thể điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật. Botulinum toxin hay còn gọi ngắn gọn là Botox thường được tiêm vào vùng cơ nhằm hạn chế sự vận động của cơ hàm, dẫn tới cơ hàm co gọn lại theo thời gian. Nếu cơ hàm phì đại là hệ quả của hội chứng Bruxism hay chứng nghiến răng thì có thể điều trị bằng việc kiểm soát căng thẳng, giảm lo lắng hay thay đổi nếp sinh hoạt và thói quen ăn uống.

Phẫu thuật thu nhỏ hàm thường nhằm giải quyết nguyên nhân đầu tiên, nghĩa là hàm lớn do cấu trúc xương hàm vuông rộng chứ không phải do cơ cắn phì đại.

 

thu nhỏ hàm

 

Sau khi tiến hành phẫu thuật một thời gian ngắn, vết mổ bớt sưng, bạn sẽ nhận thấy thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt. Xương hàm nhỏ hơn và cân đối hơn, khuôn mặt trẻ trung hơn, mang lại sự tự tin cho bạn.

Ưu điểm lớn nhất của loại phẫu thuật này là các vết mổ được giấu trong miệng, nên khi nhìn tổng thể bên ngoài, sẽ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào và hoàn toàn không có vết kỳ vết sẹo nào.

 

thu nhỏ hàm

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành phẫu thuật thu nhỏ hàm?

 

Trước khi tiến hành phẫu thuật thu nhỏ hàm, bệnh nhân cần tuân thủ một số chỉ dẫn của bác sỹ để đảm bảo phẫu thuật có hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn:

  • Ngưng sử dụng một số loại thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen…, ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật, do các loại thuốc này có thành phần làm loãng máu, sẽ tăng nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật.
  • Ngưng hút thuốc khoảng 10 – 15 ngày trước khi phẫu thuật, do thuốc lá làm cản trở quá trình lành vết thương của cơ thể, làm chết các mô xung quanh vết mổ.
  • Duy trì một chế độ ăn ổn định trước khi tiến hành phẫu thuật, và không ăn khoảng 10 tiếng trước khi phẫu thuật.

 

thu nhỏ hàm

 

Phẫu thuật thu nhỏ hàm được tiến hành như thế nào?

Phẫu thuật thu nhỏ hàm thường được thực hiện trong khoảng 1 giờ và bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Thông thường, các ca phẫu thuật thu nhỏ hàm được thực hiện qua các bước sau:

  • Bác sỹ tiến hành rạch một đường phía trong miệng, giữa phần lợi và má cạnh hàm.
  • Tiếp đó, bác sỹ sẽ sử dụng một chiếc ‘cưa’ siêu nhỏ hoặc ‘cưa’ laser để tạo hình đường viền xương hàm đã được định sẵn. Ngày nay, các bác sĩ thường sử dụng ‘cưa’ laser, do có ưu thế trong việc giảm thiểu chảy máu và tổn thương cho phần mô và tế bào xung quanh. 
  • Cuối cùng, khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu.
  • Bệnh nhân sẽ được xuất viện sau khi tiến hành phẫu thuật thu nhỏ hàm khoảng 1 – 2 ngày.

 

Chăm sóc sau phẫu thuật thu nhỏ hàm

  • Ăn đồ ăn mềm khoảng 7 – 10 ngày sau phẫu thuật, chỉ được ăn đồ ăn cứng và cần nhai nhiều khoảng 3 – 4 tuần sau phẫu thuật.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước súc miệng kháng khuẩn.
  • Giữ cao đầu để tránh sưng vết mổ.
  • Không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn đến khi hoàn toàn bình phục, do các chất có trong thuốc lá và đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
  • Cần chú ý khi rửa mặt và gội đầu, tránh các tổn thương không đáng có cho vùng miệng và quai hàm. Bác sỹ sẽ cho bệnh nhân đeo miếng đệm giữ cố định hàm sau phẫu thuật để giảm sưng, bệnh nhân cần tiếp tục đẹp miếng đệm trong khoảng 24 giờ tiếp theo.
  • Kê cao đầu hết mức có thể trong khi ngủ, có thể kê thêm gối khi nằm xuống, điều này sẽ giúp vết mổ bớt sưng.
  • Tránh căng cơ mặt tối thiểu 1 tháng, để đảm bảo không tự làm đau vết mổ, tránh tập thể dục nặng.
  • Tuân thủ kế hoạch thăm khám định kỳ của bác sỹ, để đảm bảo quá trình bình phục sau phẫu thuật theo đúng kế hoạch và giúp bác sỹ sớm phát hiện biến chứng có thể xảy ra trong quá trình bình phục.

 

thu nhỏ hàm

 

Tác dụng phụ không mong muốn của phẫu thuật thu nhỏ hàm

  • Máu tụ quanh vết mổ, tuy nhiên nếu bệnh nhân tuân thủ đúng quy trình chăm sóc hậu phẫu đã được bác sỹ tư vấn sé tránh được nguy cơ này.
  • Tê vùng quai hàm và miệng.
  • Nhiễm trùng rất có thể xảy ra nếu không vệ sinh đúng cách, kể cả có sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Liệt cơ mặt do tổn thương dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật, tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm xảy ra.
  • Đau sau phẫu thuật, thông thường bác sỹ sẽ kê tối đa 7 ngày thuốc giảm đau sau phẫu thuật.
  • Tụ dịch vết mổ, nghĩa là có xuất hiện dịch tích tụ thành vùng dưới da, tạo thành một vết phồng. Thông thường, các vết tụ dịch sẽ tự nhiên biến mất.
  • Xuất huyết, nghĩa là có xuất hiện những vùng tụ máu trong các khoang rỗng hoặc những vùng ‘chết’ của cơ thể, gần với bề mặt da, tạo thành những vết tím phồng; nếu thấy xuất hiện hiện tượng xuất huyết, cần sớm tới gặp bác sỹ để thực hiện dẫn lưu máu do các vết tụ máu thường có gây cảm giác đau, dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo.