Khám thai định kỳ cần làm những gì?
Mục đích của việc khám thai định kỳ là gì? Việc khám thai định kỳ sẽ giúp các bà mẹ tương lai chủ động trong việc: Theo dõi và kiểm soát chủ động tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nắm được những giai đoạn phát triển của trẻ, phát hiện sớm những bệnh lý di truyền, các dị tật bẩm sinh.
Nội dung gói khám thai định kỳ
Lần 1: Ngay khi phát hiện có thai hoặc thai nhi được 12 – 14 tuần.
- Khám tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ
- Khám thai để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi
- Khám phụ khoa
- Siêu âm thai (2D)
- Tổng phân tích nước tiểu
- Double Test
- Tổng phân tích máu
- Định nhóm máu ABO
- Định nhóm máu Rh
- HBsAg test nhanh
- HIV Ab test nhanh
Lần 2: Nên đi khám thai định kỳ khi thai nhi được 16 – 18 tuần
Giai đoạn này các bà mẹ chỉ cần làm một số danh mục sau để đánh giá được sự phát triển của thai nhi.
- Khám thai
- Siêu âm thai 2D
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm Triple test (nếu đã làm Double test)
Lần 3: Khi thai nhi được 22 – 24 tuần tuổi.
- Khám thai
- Siêu âm thai 2D
- Xét nghiệm nước tiểu
Lần 4: Khi thai nhi được 28 – 29 tuần
- Khám thai
- Siêu âm thai 2D
- Xét nghiệm nước tiểu
Lần 5: Khi thai nhi được 30 – 32 tuần
Đây là giai đoạn rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi, phát hiện những bất thường ở mẹ. Nên làm đầy đủ các danh mục sau để có thể đánh giá chi tiết sức khỏe và sự ảnh hưởng của mẹ đến thai nhi.
- Khám thai
- Siêu âm thai 4D
- Tổng phân tích máu
- Định lượng Glucose
- Định lượng Ure máu
- Định lượng Creatinin
- Định lượng Albumin
- GPT
- GOT
- Điện giải đồ
- Xét nghiệm nước tiểu
Lần 6, 7, 8 mỗi lần đi khám cách nhau 1 tuần khi thai nhi được 36 tuần trở lên
- Khám thai
- Siêu âm thai 2D
- Xét nghiệm nước tiểu
Các bà mẹ nên đi khám đúng lịch, để phát hiện sớm những bất thường ở thai, theo dõi nước ối, vị trí ngôi thai…
Viết bình luận: