Khi ông Trần Hữu Phương năm nay 73 tuổi về hưu cách đây 20 năm, ông dành phần lớn thời gian của mình cho thú vui từ trước đến nay của ông – đó là câu cá ở một dòng sông ngay cạnh nhà ông tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng thật không may, câu cá không phải là thú vui duy nhất của ông Trần. Ông ấy là người nghiện thuốc lá nặng trong nhiều năm.

Mặc dù ông ít khi đau ốm nhưng hậu quả của nhiều năm hút thuốc góp phần gây ra những cơn đau ở ngực của ông vào tháng 5 năm 2007.

Phương Luân kể lại: "Bố tôi ôm lấy ngực và mặt tái xanh. Ông ấy cố bước đi nhưng không thể đứng thẳng được. Tất cả chúng tôi đều bàng hoàng lo lắng vì chưa bao giờ thấy ông bị như vậy. Ông luôn là một người khỏe mạnh".

Gia đình ông Trần nhanh chóng đưa ông đến trung tâm y tế của thành phố, nơi các bác sĩ tiến hành khám và đưa ông đi chụp cắt lớp (CT). Kết quả chụp cắt lớp cho thấy ông có một cục máu đông trong não. Xét nghiệm chụp cộng hưởng từ - MRI - và siêu âm cũng khẳng định kết luận này, và còn phát hiện thấy ông có vấn đề ở động mạch cảnh bên phải và động mạch chủ

Tình hình đó không khả quan chút nào đối với ông Trần. Các bác sĩ ở Việt Nam khuyến cáo rằng ông có thể bị một cơn đột quỵ lớn và nó sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho ông Trần, thậm chí có thể gây tử vong. Phẫu thuật là lựa chọn duy nhất nhưng bác sĩ còn lưỡng lự vì tuổi ông đã cao.

Không do dự

Trước đó hai năm, mẹ của họ đã điều trị thành công bệnh đại tràng ở Hàn Quốc. Bởi vậy, Phương Luân tìm hiểu khả năng chuyển trường hợp của bố anh đến một bác sĩ ở đây. Anh chia sẻ: "Bác sĩ ở Việt Nam rất nhiệt tình giúp đỡ và sẵn sàng đề nghị thu xếp cuộc hẹn với một chuyên gia phẫu thuật Hàn Quốc rất nổi tiếng trong lĩnh vực này. Thật ngẫu nhiên, bác sĩ này cũng làm việc tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul (SNUH), nơi mẹ tôi từng điều trị trước đây".

Phương Luân ngay lập tức thu xếp để bố của anh gặp Bác sĩ Ngoại Lồng ngực, Giáo sư Lee Chuen Neng, Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực và Chuyên gia Tư vấn Cao cấp thuộc SNUH.

Cuối tháng 6, cùng với rất nhiều hồ sơ bệnh án, Phương Luân đưa bố đến Hàn Quốc để gặp Giáo sư Lee. Cùng đi với họ còn có con gái cả của ông Trần, chị Trần Thị Phương Khanh.

Cân nhắc rủi ro

Trong quá trình kiểm tra, Giáo sư Lee phát hiện thấy bốn trong số những động mạch chính cung cấp máu cho cơ tim của ông Trần bị nghẽn từ 75 đến 100%. Ngoài ra, thành trong của động mạch chủ bụng của ông Trần có túi phình dọa vỡ.

Giáo sư Lee, người được đào tạo tại Bệnh viện Mayo của Mỹ, giải thích: "Rõ ràng là ông ấy bị chứng phình động mạch chủ bụng (AAA) và suy vành. Kích thước của túi phình lên tới 5,6 cm". Theo ông, bất kỳ túi phình nào lớn hơn 5 cm đều có nguy cơ cao hơn nếu không tiến hành phẫu thuật để khắc phục. Nếu túi phình bị vỡ, bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng ba đến bốn phút.

Giáo sư Lee khẳng định: "Ông Trần bị tổn thương ở não nhưng là tổn thương nhỏ. Bởi vậy, cho dù phẫu thuật có rủi ro, chính xác là khoảng năm phần trăm, nhưng còn đỡ rủi ro hơn phương án chỉ cho ông dùng thuốc. Nếu áp dụng phương án chỉ dùng thuốc, cơ may sống sót được vài tháng của bệnh nhân là rất thấp. Còn phẫu thuật rất có thể sẽ kéo dài cuộc sống của ông thêm mười năm nữa hoặc nhiều hơn".

Thời khắc nghẹt thở

Phương án ban đầu là sẽ tiến hành hai quy trình nối tiếp nhau. Ông Trần cần một phẫu thuật để điều trị chứng phình động mạch chủ bụng và một phẫu thuật khác ngay sau đó để giải phóng những động mạch bị nghẽn.

Tuy nhiên, khi có được thông tin chính xác hơn về các chỗ nghẽn, phương án này không còn tối ưu. Giáo sư Lee quyết định khoảng thời gian giữa hai quy trình là hai tháng – trước hết, phẫu thuật bốn động mạch bị nghẽn và sau đó khắc phục chứng phình động mạch chủ.

Giáo sư Lee giải thích rõ hơn: "Mục đích của việc này là nhằm kéo dài tuổi thọ và đảm bảo bệnh nhân có đủ sức khỏe để tiếp tục ca mổ thứ hai điều trị chứng phình động mạch chủ bụng". Phương án đặt stent bị loại trừ vì một trong bốn mạch máu bị nghẽn 100% nên stent không thể đi qua. Bởi vậy, phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG) được xem là lựa chọn tối ưu nhất.

Ca mổ tim hở kéo dài bốn tiếng. Giáo sư Lee phải điều chỉnh lại hướng cung cấp máu từ bốn động mạch bị nghẽn bằng cách sử dụng một đoạn ghép để bắc cầu cho máu chảy đến tim.

 

 

Phẫu thuật không gặp phải vướng mắc nào và một tuần sau đó, mặc dù vẫn còn yếu nhưng ông Trần đã có dấu hiệu hồi phục nhanh hơn mong đợi nhờ sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sỹ.