Chụp tử cung vòi trứng trong chẩn đoán vô sinh hiếm muộn nữ
Tổn thương ống dẫn trứng là nguyên nhân chiếm tỉ lệ từ 25-35% các trường hợp vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Và chụp tử cung vòi trứng chính là một trong những phương pháp giúp phát hiện những tổn thương này, góp phần chẩn đoán chính xác tình trạng vô sinh nữ.
Chụp tử cung – vòi trứng là gì?
Chụp cản quang tử cung vòi trứng là phương pháp sử dụng tia – X để kiểm tra ống dẫn trứng thông suốt hay bị tắc nghẽn, đồng thời giúp quan sát hình dạng buồng tử cung có bình thường hay không. Chụp cản quang tử cung vòi trứng được thực hiện trong khoảng 30 phút và chụp vào thời điểm bệnh nhân sạch kinh nhưng trước thời điểm rụng trứng.
Cách tiến hành chụp tử cung – vòi trứng
Thời điểm chụp cản quang tử cung vòi trứng tốt nhất là sau sạch kinh 2-3 ngày. Những trường hợp bị rong kinh thì có thể chụp trễ hơn nhưng với điều kiện trước đó không giao hợp. Trước khi bệnh nhân chụp tử cung – vòi trứng cần được thăm khám âm đạo để loại trừ khả năng viêm nhiễm đường sinh dục.
Bệnh nhân sẽ chụp phim ở tư thế nằm sản khoa. Bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ là mỏ vịt vào trong âm đạo, lau sạch cổ tử cung và đặt một ống thông catheter vào lỗ cổ tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ bơm vào buồng tử cung dung dịch có chứa chất cản quang (Iốt). Dung dịch này sẽ đi vào 2 ống dẫn trứng và vào ổ bụng (nếu ống dẫn trứng thông suốt). Những bất thường trong tử cung cũng có thể phát hiện nhờ phim X-quang.
Sau khi chụp, nếu thấy hình ảnh thuốc cản quang trong ổ bụng có nghĩa 2 vòi trứng thông tốt và kết quả được trả lời là Cotle(+) 2 bên. Sau khi chụp phim, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên sử dụng bao cao su để tránh thai hoặc nên kiêng giao hợp một vài ngày. Lưu ý: Chụp tử cung vòi trứng không dùng để khảo sát buồng trứng hoặc chẩn đoán lạc nội mạc tử cung và không thực hiện chụp tử cung – vòi trứng khi nghi ngờ có thai.
Một số nguy cơ khi thực hiện chụp tử cung – vòi trứng
Thực hiện chụp cản quang tử cung – vòi trứng có thể làm tử cung co thắt nhẹ đến trung bình trong khoảng 5-10 phút tuy nhiên có một vài bệnh nhân thời gian này kéo dài nhiều. Vì vậy, bệnh nhân nên có người thân đi cùng và đưa về nhà sau chụp phim.
Chụp cả quang tử cung – vòi trứng được xem là một thủ thuật an toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số biến chứng có thể xảy ra nhưng tỉ lệ không quá 1%:
– Nhiễm trùng: Biến chứng thường gặp nhất khi chụp tử cung – vòi trứng là nhiễm trùng vùng chậu. Điều này xảy ra thường do bệnh nhân bị nhiễm trùng ống dẫn trứng trước đó. Nếu đau nhiều hoặc sốt trong 1-2 ngày sau chụp tử cung – vòi trứng bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
– Ngất xỉu: Rất hiếm xảy ra. Bệnh nhân có thể thấy choáng váng một thời gian ngắn trong và sau khi chụp tử cung – vòi trứng.
– Nhiễm xạ: Nhiễm xạ với tia X khi chụp tử cung – vòi trứng rất ít xảy ra, và ít hơn so với chụp cản quang thận hay ruột. Hiện tại vẫn chưa phát hiện ra bệnh lí nào do những tia xạ này gây ra.
– Dị ứng Iốt: Rất ít gặp trường hợp bệnh nhân dị ứng với chất cản quang Iốt trong dung dịch bơm vào buồng tử cung. Trước khi chụp, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng với Iốt, thuốc cản quang truyền tĩnh mạch hay hải sản. Những trường hợp dị ứng với Iốt sẽ thực hiện chụp tử cung vòi trứng với dung dịch cản quang không chứa Iốt. Sau chụp, nếu xuất hiện ban, sưng phồng hay ngứa bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
– Xuất huyết âm đạo: Bệnh nhân có thể ra một ít huyết âm đạo trong 1-2 ngày sau chụp. Tuy nhiên, nếu chảy máy nhiều thì bệnh nhân phải đến bệnh viện để kiểm tra lại.
Bình luận (1):
lmjlkdlqfxbg
Тор: Любовь и гром http://clck.ru/rbT4C Тор Любовь и гром онлайн фильм
Viết bình luận: