3 Bài Học mà Phương Tây phải Học Hỏi Từ hàn Quốc Để Phòng Chống Dịch Covid -19
Sự lây lan của dịch Covid-19 đưa thế giới vào một khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Đây là đại dịch đầu tiên hoành hành trong thời đại thông tin, và cũng là đợt bùng phát toàn cầu đầu tiên của một loại virus gây chết kể từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, mặc dù chưa được xác định về mặt khoa học. Cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 hiện không có dấu hiệu hạ nhiệt sớm, có khả năng kéo dài trong nhiều năm tới.
Nhưng trong đó có một điều rất rõ ràng, các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Hàn Quốc đã chuẩn bị tốt hơn cho cuộc khủng hoảng lần này so với các quốc gia phương Tây. Tại sao?
Đây là một câu hỏi hóc búa cho các chính trị gia và các chuyên gia y tế công cộng ở khắp thể giới, và họ cũng nỗ lực đề tìm ra đáp án đúng. Trong khi các nước châu Âu và Mỹ ghi nhận hàng nghìn số ca tử vong do dịch Covid- 19, số ca tử vong ở Hàn Quốc tương đối thấp.
Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát Covid-19, tất cả mọi người ở Vương quốc Anh, từ các chính trị gia, nhà kinh tế và chuyên gia y tế đến các biên tập viên báo chí đã cố gắng †ìm ra những lý do tại sao Hân Quốc lại đi trước trong cuộc chiến chống virus corona, kể cả việc điều trị các bệnh nhân, giám sát những người đân. Các chính trị gia Hàn Quốc nói rằng họ đã được yêu câu chia sẻ các biện pháp và kinh nghiệm chống dịch từ các nhà lãnh đạo và chính trị gia ở mọi nơi.
Tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang
Nhiều người Anh tin rằng sự thành công của Hàn Quốc trong việc đấy lùi dịch Covid-19 có liên quan đến các ứng dụng điện thoại thông minh hoặc giá trị Nho giáo khiến các công dân Hàn Quốc tuân theo những hướng dẫn của chính phủ về giãn cách xã hội và cách vệ sinh cá nhân.
Hiện tại, gần 90% người trưởng thành Hàn Quốc đang sở hữu điện thoại thông minh và hơn 79% người trưởng thành Anh hiện sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống của mình. Với thống kê này, chúng ta có thê biết công nghệ thông tin (IT) chỉ chiếm phần nhỏ trong sự thành công của Hàn Quốc. Đề đưa ra câu trả lời chính xác hơn, chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa và lịch sử Hàn Quốc một cách sâu sắc hơn.
Ở Vương quốc Anh, hầu hết mọi người thường không đeo khẩu trang ngay cả khi bị bệnh nghẹt mũi. Nhưng đối với nhiều người Hàn Quốc, việc đeo khẩu trang là điều đương nhiên khi bị bệnh.
Nhiều người Hàn Quốc cổ gắng để không hít thở không khí lạnh nếu bị bệnh đường hô hấp, vì họ tin rằng điều này sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của họ. Họ cũng có suy nghĩ rằng cần phải bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn khác khi bị bệnh. Cùng với đó, một lý đo thứ ba cho người Hàn Quốc đeo khẩu trang khi mắc bệnh truyền nhiễm là để không lây nhiễm bệnh sang các đồng nghiệp hoặc bạn bè của mình.
Khẫu trang cũng đã trở nên phố biến trong cuộc sống hàng ngày của các công dân Hàn Quốc với một lý do khác. Vì mức độ ô nhiễm không khí cao hơn vào những thời điểm nhất định trong năm trên khu vực Đông Á do bão cát đến từ khu vực khô hạn ở biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ cũng như công nghiệp hóa trên khu vực châu Á, nên nhiều người thường đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe từ ô nhiễm không khí.
Tất cả các hành động như vậy đều rất xa lạ với những người Vương quốc Anh vì nước này đã chuyển các cơ sở công nghiệp ra nước ngoài nhiều thập kỷ trước và có mật độ dân số thấp hơn. Ngay cả vào thời điểm bùng phát các dịch bệnh trong quá khứ, nhiều người dân ở đây cảm thấy hoang mang hoặc thậm chí sợ hãi khi nhìn thấy một người đeo khẩu trang.
Hệ thống y tế tiên tiền và sự chuẩn bị kỹ lưỡng
Để tìm ra các “bí quyết” giúp Hàn Quốc đạt được sự thành công trong việc ứng phó với Covid-19, chúng ta cần quay trở lại vào đầu những năm 2000.
Tử tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003, dịch SARS đã gây ảnh hưởng nặng nề đến phản lớn khu vực Đông Á. Lúc đó, Hàn Quốc chỉ phát hiện 3 cả nhiễm thôi nhưng nhiều nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc và Hong Kong rơi vào tình trạng nghiêm trọng. Tại thời điểm đó, các cơ quan y tế Hàn Quốc đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp bằng cách cải thiện các tổ chức phản ứng khẩn cấp và thiết lập các tô chức riêng biệt nhằm đối phó với các bệnh truyền nhiễm do virus.
Hơn một thập kỷ sau, dịch MERS đã “tần công” Hàn Quốc và do đó, nước này ghi nhận 186 ca nhiễm và 38 ca tử vong.
Dịch MERS và SARS đã dạy cho Hàn Quốc những bài học vô giá về dịch bệnh mà có thể áp dụng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Một điểm chung đáng chú ý là cả ba loại dịch bệnh này đều có nguy cơ lây nhiễm cao và gây ảnh hưởng đến hệ thống hô hắp của bệnh nhân. Sự bùng phát của dịch MERS cũng trở thành một bước ngoặt đối với các bệnh viện Hàn Quốc. Nhiều bệnh viện trên khắp lãnh thổ bắt đầu xây dựng các phòng cách ly có hệ thống công nghệ tiên tiền nhất để đối phó với các loại dịch bệnh một cách hiệu quả hơn. Các cơ quan y tế nhà nước cũng dự trữ đỗ bảo hộ cho các bác sĩ và y tá, trang bị các thiết bị kiểu mới của máy thở oxy hoặc máy tạo oxy.
Các bệnh có rủi ro lây nhiễm cao như bệnh cúm sẽ được coi là mỗi đe dọa dai dẳng và có khả năng sẽ tiếp tục đe dọa loài người trong nhiều thế kỷ. Với kinh nghiệm chống lại các dịch bệnh trong quá khứ, những người dân Hàn Quốc từ các chuyên gia y tế đến bình dân không coi bệnh truyền nhiễm là một thứ nhẹ nhàng. Chỉ vài tháng trước, hầu hết mọi người Anh chắc là không thể tưởng tượng được quy mô và sự khủng bồ của virus corona.
những người dân Hàn Quốc luôn tuân theo các quy định chống dịch như thế nào, đeo khẩu trang y tế từ khi nào, quản lý các bệnh nhân như thế nào ở các cơ sở y tế.
Một cuộc khảo sát của Đại học Cambridge được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 4 năm nay cho thấy người Hàn Quốc là những người bị ảnh hưởng ít nhất trên thế giới về mối đe dọa của virus corona. Ngược lại, những người ở Vương quốc Anh có sự lo lắng cao nhất về căn bệnh này. Có thể nói các công dân Hàn Quốc có niềm tin cho hệ thống y tế của đất nước và cũng sẵn sàng để đối phó với các bệnh truyền nhiễm.
Không ai biết khi nào giai đoạn khó khăn này sẽ kết thúc, nhưng các nước phải tìm thấy những manh mối chính để kiểm soát dịch Covid-19 thông qua các phản ứng của Hàn Quốc.
Viết bình luận: