Giảm mỡ không phẫu thuật là gì?
Bạn muốn giảm lượng mỡ cơ thể nhưng có vẻ như mọi nỗ lực tập gym cường độ cao và chế độ ăn ít calo đều rơi vào vô vọng. Lựa chọn duy nhất mà bạn có là đi hút mỡ. Ngay cả như vậy, chỉ nghĩ đến cảnh tượng phải đưa một ống thông vào cơ thể để nới lỏng và hút đi phần mỡ dư thừa là đã đủ thấy đau đớn. Bạn tự hỏi liệu còn có phương pháp nào ít đau hơn mà vẫn đạt được kết quả tương tự?
Đừng lo lắng, những tiến bộ về khoa học ngày nay đã mang đến nhiều giải pháp thay thế cho phẫu thuật hút mỡ. Những phương pháp giảm mỡ được đề cập vẫn đòi hỏi mức độ xâm lấn nhất định, bởi lẽ bản chất của giảm mỡ là lấy mỡ thừa ra khỏi cơ thể, một quy trình không thể thực hiện được nếu không có ít nhất vài vết rạch nhỏ. Tuy nhiên, chúng sẽ giúp bạn giảm bớt mỡ thừa mà không cần phẫu thuật thông qua việc phá vỡ các mô chất béo cứng đầu trong cơ thể vốn không dễ loại bỏ bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
1. Giảm mỡ bằng laser
Phương pháp này sử dụng tia laser cường độ thấp chiếu vào những khu vực cần điều trị, từ đó kích thích sản xuất collagen. Collagen là một trong những loại protein dồi dào nhất trong cơ thể con người, chịu trách nhiệm cho cấu tạo, sắc tố và kết cấu bề mặt da. Sự thúc đẩy quá trình sản sinh collagen liên tục có tác dụng làm căng da. Ưu điểm của phương pháp này nằm ở khả năng cung cấp năng lượng vừa đủ của tia laser lên đúng lớp biểu bì nơi quá trình sản xuất collagen diễn ra. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng lượng nhiệt quá cao sẽ làm tổn thương lớp da bên ngoài.
Bên cạnh việc kích thích sản sinh collagen, người ta cũng tin rằng năng lượng laser cường độ thấp sẽ phá vỡ các tế bào chất béo, tuy nhiên, yếu tố này chỉ mang tính thứ yếu và kết quả của nó cũng khó dự đoán hơn so với hiệu quả của việc thúc đẩy sản sinh collagen. Khác với những phương pháp giảm mỡ không xâm lấn khác, giảm mỡ bằng laser có thể cho kết quả trong vòng vài tuần hoặc thậm chí ít hơn.
2. Giảm mỡ bằng sóng điện từ
Một phương pháp tương đối mới để giảm mỡ chính là việc sử dụng sóng điện từ để cung cấp một lượng năng lượng vừa đủ cho phần mô dưới da (lớp biểu bì dưới bề mặt da) nhằm làm đông mạch máu và hòa tan chất béo. Quy trình này mang lại độ chính xác cao và do đó có thể được ứng dụng trên cả khu vực điều trị rộng như từ bụng trở xuống lẫn khu vực nhỏ hơn như cằm. Tuy nhiên phần hông, đùi, mông và bụng vẫn là những khu vực phổ biến nhất đối với giảm mỡ bằng sóng điện từ. Phương pháp này đòi hỏi điều trị theo nhiều đợt mặc dù bạn có thể nhận thấy kết quả sau 2-3 đợt điều trị. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài khoảng một giờ.
3. Giảm mỡ bằng sóng siêu âm tạo bọt khí:
Phương pháp còn được biết đến với cái tên “hút mỡ cavi-lipo” sử dụng sóng siêu âm tần số thấp để tạo nên dao động cơ học trong các tế bào mỡ dưới da khiến cho màng tế bào bên ngoài của chúng bị phá vỡ và kết quả quả là sự giải thoát của chất béo triglyceride. Các chất triglyceride dạng lỏng dễ dàng được chuyển hóa bởi gan và đào thải khỏi cơ thể bằng hệ bạch huyết. Phương pháp này nhằm để loại bỏ chất béo dư thừa vùng bụng, lưng, mông và đùi nhưng cũng có thể được áp dụng để tác động vào phần mỡ cánh tay trên, nơi tích tụ phổ biến của những mô mỡ cứng đầu. Bạn cần trải qua 6-12 đợt điều trị để có được kết quả rõ rệt, với mỗi đợt kéo dài khoảng 20 phút đến một giờ bất kể trên khu vực nào.
4. Giảm mỡ bằng công nghệ đông hủy mỡ (Cryolipolysis):
Được biết đến với cái tên “giảm béo đông hủy mỡ”, phương pháp này làm lạnh lớp biểu bì dưới da, vừa đủ để gây hoại tử hoặc phá vỡ các tế bào mỡ dưới da. Các mô mỡ được nhắm vào về cơ bản sẽ bị đông lạnh cho đến khi tiêu hủy hoàn toàn và các mảnh vỡ tế bào này sau đó sẽ bị đào thải bởi hệ bạch huyết của cơ thể. Công nghệ này đã được thực hiện thành công với hơn 6 triệu ca trên toàn thế giới, càng minh chứng cho mức độ an toàn của nó. Phương pháp này hoàn toàn không gây tổn thương cho tế bào hoặc mô không phải là chất béo, mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Công nghệ đông hủy mỡ thường đòi hỏi 2-3 đợt điều trị cho một khu vực cần điều trị nhưng kết quả cuối cùng có thể cần đến 3 tháng để nhận thấy vì quá trình phá hủy và đào thải tế bào diễn ra khá chậm.
Viết bình luận: