Những năm gần đây, phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tự thân không còn xa lạ, thậm chí đã trở thành xu hướng làm đẹp được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Có rất nhiều câu hỏi cũng như thắc mắc về phương pháp làm đẹp này, trong đó nhiều nhất là câu hỏi: Có bao nhiêu loại sụn tự thân dùng để phẫu thuật nâng mũi? Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi ngoài các yếu tố về trình độ của bác sĩ, hệ thống máy móc hay cơ sở vật chất thì chất liệu sụn sử dụng để nâng mũi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm mỹ.

Sụn tự thân là gì?
Sụn tự thân được hiểu nôm na là chất liệu sụn sống, được lấy trực tiếp từ các bộ phận ở trong cơ thể của chính người muốn thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Sau khi được lấy ra, sụn tự thân sẽ được bác sĩ cấy và ghép vào mũi để nâng cao sống mũi hoặc thu nhỏ đầu mũi, giúp bạn có dáng mũi thanh cao, thon gọn và đẹp tự nhiên như mong muốn.

 

 

Có bao nhiêu loại sụn tự thân dùng trong phẫu thuật nâng mũi?
Các bác sĩ cho biết, hiện nay có 4 loại sụn tự thân phổ biến và thường dùng nhất trong phẫu thuật nâng mũi. Và việc lựa chọn loại sụn tự thân nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng khi muốn nâng cao mũi và tạo dáng mũi thế nào. Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 loại sụn tự thân:

1. Sụn sườn
Sụn sườn cứng, thẳng và có số lượng nhiều nhất trong tất cả các loại sụn tự thân dùng để nâng mũi. Sụn sườn thường được tách chiết ở phần cuối của xương sườn. Sở dĩ phải lấy ở phần cuối của xương sườn vì đây là vị trí mà quá trình tái tạo sụn diễn ra nhanh chóng nhất, nên không làm ảnh hưởng đến các bộ phận hay chức năng khác trong cơ thể và không để lại bất kỳ biến chứng nào.

Do sụn xường có thể gây ra tình trạng cong, vênh trong khi nâng mũi nên để khắc phục nhược điểm này, các bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật và chỉ lấy phần lõi trung tâm của sụn sườn. Sụn sườn thường được sử dụng để nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và dựng trụ mũi.

2. Sụn vành tai
Sụn vành tai sử dụng để nâng mũi là loại sụn được lấy chính từ vành tai của khách hàng muốn thực hiện nâng mũi. Sụn vành tai có độ cong và dẻo nên rất phù hợp để định hình dáng cho phần đầu mũi. Loại sụn này không thích hợp để nâng sống mũi vì có thể bị biến dạng theo thời gian.

Để lấy được sụn vành tai, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở phía sau tai, sau đó dùng các dụng cụ chuyên dụng để lấy khoảng 1-2 cm sụn ở khu vực loa tai. Do vết mổ nhỏ và ở ngay sau tai nên rất khó để nhận ra, và bạn có thể hoàn toàn yên tâm sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ tai và gây biến dạng tai.

3. Sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn rất thẳng và mềm dẻo, nằm ở vị trí giữa 2 cánh mũi trong khoang mũi. Đây được xem là loại sụn lý tưởng nhất để thực hiện phẫu thuật nâng mũi vì phần sụn này nằm chính ở trong mũi. So với các loại sụn khác trong cơ thể, sụn vách ngăn rất bền vững và an toàn, ít bị biến dạng và cong vênh.

Trong kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi, sụn vách ngăn thường được sử dụng để kéo dài đầu mũi ngắn, tạo dựng chân mũi, vách ngăn mũi và nâng sống mũi. Để lấy được sụn vách ngăn, bác sĩ sẽ rạch một đường mổ nhỏ ở bên trong lỗ mũi hoặc ở bên ngoài mũi.

 


4. Sụn cân cơ thái dương
Sụn cân cơ thái dương được tách chiết từ chính vùng thái dương của người muốn thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Loại sụn này chính là lớp tế bào trắng bao quanh các lớp cơ ở dưới da ở vùng thái dương. Sụn cân cơ thái dương đặc biệt phù hợp để bọc đầu mũi do loại sụn này rất mền và thẳng.

Để  lấy được sụn cân cơ thái dương, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết mổ nhỏ và lấy số lượng sụn theo nhu cầu cần sử dụng. Do vết mổ rất nhỏ, lại nằm sâu trong phần tóc nên rất khó bị phát hiện và không làm mất tính thẩm mỹ.