Thẩm mĩ, tái định hình mũi từ lâu nay đã là một “từ khóa” quen thuộc với phụ nữ, nhất là những phụ nữ không may mắn có được chiếc mũi thon gọn, cao thẳng trẻ trung, quyến rũ. Hiện nay, hai phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân và sụn nhân tạo được xem là phổ biến và được ưa chuộng hơn cả. Cùng xem hai phương pháp này có những ưu điểm, khuyết điểm gì để chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với bạn nhé.

 

Nâng mũi bằng sụn tự thân là gì?

 

Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không-hình 2

 

Nâng mũi bằng sụn tự thân là phương pháp đặt thêm một miếng sụn vào vùng sống mũi để làm thẳng, kéo dài và nâng sống mũi cao lên. Sụn sẽ được chích xuất thẳng từ cơ thể của người muốn nâng mũi. Phổ biến nhất vẫn là sụn sườn, sụn vành tai, thái dương hoặc sụn vách ngăn.

 

Ưu điểm của phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân

 

Đây là phương pháp tạo ra được sống mũi cao thẳng tự nhiên, không bị lộ sóng giả (như nâng mũi bằng silicone), cánh mũi không bị cong hình vòng cung mất tự nhiên.

Ưu điểm khác của phương pháp này là độ an toàn và tương thích rất cao, gần như là tuyệt đối bởi sụn tự thân được lấy ra từ chính cơ thể người được phẫu thuật nâng mũi.

Theo thời gian, phần sụn đó sẽ dần đồng nhất với các tế bào mô, cơ và sụn ở mũi, nên đây được xem là phương pháp có tác dụng lâu dài và ổn định nhất, không gây nhiễm trùng. Vì là sụn tự thân nên cũng không có quá nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật và kể cả thời gian dài sau khi cấy ghép.

 

Nhược điểm của phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân

 

Nhược điểm nhỏ của phương pháp này là sau một thời gian miếng sụn được dùng để nâng, bọc mũi có thể sẽ co rút lại (nhất là sụn được lấy ở vành tai), ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mĩ và phần nhìn của bệnh nhân. Vì thế với sống mũi, bác sĩ khuyên nên chỉ lấy sụn thái dương, sụn sườn để thực hiện bọc, ghép.

Khi thấy có biến chứng, thay đổi về hình dáng mũi, bạn cần đến cơ sở đã thực hiện nâng chỉnh mũi để tư vấn bác sĩ thẩm mĩ và có hướng xử lí phù hợp.