Phẫu thuật đầu mũi là gì?

 

Một chiếc mũi to không cân xứng với chiều rộng của khuôn mặt có thể khiến bạn trông kém thu hút hơn. Người có phần đầu mũi chúc xuống, tạo thành một góc bất cân xứng so với môi thường được cho là cứng nhắc hoặc kém thân thiện. Đôi khi, tình trạng mũi chúc xuống còn gây khó khăn trong hô hấp. Phần đầu mũi luôn là điểm nhấn của khuôn mặt và vì vậy, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng để chúng ta có một khuôn mặt hài hòa.

next arrow

Phẫu thuật đầu mũi hướng đến việc tạo nên phần đầu mũi chĩa về đúng hướng, đúng góc và với tỷ lệ phù hợp với các phần khác của mũi. Đây là một phương pháp phẫu thuật giúp bạn sở hữu chiếc đầu mũi ưa nhìn hơn. Phẫu thuật đầu mũi giúp nâng chiều cao đầu mũi để tạo nên sự cân xứng với toàn bộ chiếc mũi và môi. Phương pháp này cũng được lựa chọn để nâng đầu mũi của những sống mũi vốn đã cao sẵn. Một đầu mũi lý tưởng sẽ là đầu mũi hơi nhếch lên, không quá phổng to nhưng đồng thời cũng không quá nhọn.

 

 

Những ai cần phẫu thuật đầu mũi?

 

Nếu sống mũi của bạn gần như hoàn hảo thì bạn chỉ cần phẫu thuật thẩm mỹ cho phần đầu mũi. Điều quan trọng nằm ở khâu kiểm tra các kết cấu của mũi như cấu trúc xương, độ dày của da, sụn và niêm mạc trước khi phẫu thuật.

Phẫu thuật đầu mũi rất lý tưởng cho những ai không gặp bất kỳ vấn đề gì trong cấu trúc xương nhưng không hài lòng với góc cạnh giữa đầu mũi và môi trên hoặc độ rộng của đầu mũi. Đôi khi đầu mũi dị dạng bắt nguồn từ sự hình thành sụn dư thừa hoặc mô mềm ở đầu mũi. Trong những trường hợp như vậy, phẫu thuật đầu mũi là một lựa chọn lý tưởng.

Những người có đầu mũi phổng to, đầu mũi thấp, đầu mũi loe rộng, đầu mũi rộng và bè, cánh mũi rộng, đầu mũi chúc, hoặc các vấn đề liên quan đến sụn đầu mũi thường có nhu cầu phẫu thuật đầu mũi.

Cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật đầu mũi?

 

1) Thông báo trước với bác sĩ phẫu thuật hoặc phòng khám của bạn về những loại thuốc bạn đang sử dụng, bất kể là thuốc theo toa hoặc không theo toa.

2) Tránh dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm hoặc những thuốc làm loãng máu trong vòng 2 ngày trước khi phẫu thuật

3) Tránh dùng thực phẩm chứa Vitamin E trong vòng 2 ngày trước khi phẫu thuật

4) Ngưng hút thuốc ít nhất một tuần trước khi phẫu thuật

5) Thông báo trước với bác sĩ phẫu thuật hoặc phòng khám nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào trước khi phẫu thuật. Phòng khám luôn tiến hành xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật nhưng sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn thông báo trước cho họ về tình trạng sức khỏe của mình.

6) Thông báo cho bác sĩ phẫu thuật nếu bạn có tiền sử dị ứng bất kì loại thuốc nào.

 

Phẫu thuật đầu mũi được thực hiện như thế nào?

 

Phẫu thuật đầu mũi cũng tương tự như phương pháp phẫu thuật tạo hình mũi khác nhưng diễn ra trong phạm vi nhỏ hơn. Khác với phẫu thuật mũi toàn diện, một ca phẫu thuật đầu mũi chủ yếu định hình lại đầu mũi thay vì thay đổi cấu trúc xương hay chỉnh sống mũi. Trong suốt quá trình phẫu thuật, sụn ở đầu mũi được đặt lại và tạo hình lại. Trong trường hợp bạn có chiếc mũi “củ hành” mà nguyên nhân là do da mũi dày và sự tồn tại của các mô mềm, bác sĩ sẽ thu nhỏ kích cỡ đầu mũi của bạn bằng cách loại bỏ mô mềm dư thừa. Phẫu thuật đầu mũi mất khoảng 30-45 phút. Quy trình trên được thực hiện với thuốc mê hoặc thuốc gây tê cục bộ.

Giống như hầu hết các ca phẫu thuật tạo hình mũi, phẫu thuật đầu mũi có thể được thực hiện theo hình thức mổ kín hay mổ hở. Trong trường hợp mổ kín, bác sĩ chỉ cần tiếp cận phần đầu mũi theo đường lỗ mũi trong khi với trường hợp mổ hở, bác sĩ sẽ rạch một đường bên ngoài dọc theo trụ mũi (mô mềm giữa hai lỗ mũi) và lật vạt phía trong mũi lên để tiếp cận đầu mũi. Thông thường, các bác sĩ phẫu thuật tạo hình mũi thích chọn mổ hở vì hình thức này cho phép tầm quan sát rõ hơn về cấu trúc mũi và mang đến độ chính xác cao hơn trong việc định hình lại đầu mũi.

 

Sau khi phẫu thuật đầu mũi sẽ như thế nào?

 

Nẹp mũi silicone và/hoặc miếng cầm máu mũi có thể được đưa vào mũi vào cuối ca phẫu thuật và thông thường được lấy ra vào ngày hôm sau (quy trình này là không bắt buộc nếu bạn chỉ phẫu thuật phần đầu mũi). Nẹp ngoài mũi cũng được sử dụng để hỗ trợ dáng mũi và bảo vệ nó trước những chấn thương. Loại nẹp này được lấy ra trong vòng 7 ngày. Bác sĩ phẫu thuật thỉnh thoảng sẽ tiến hành làm sạch chỗ vết rạch trong những đợt tái khám hậu phẫu và tiến hành hút máu đông hoặc gỉ máu tích tụ trong những ngày sau phẫu thuật. Dưới đây là những lưu ý mà bạn cần tuân thủ sau khi phẫu thuật:

– Tránh hút thuốc trong một tháng sau khi phẫu thuật vì điều này có thể trì hoãn khả năng lành thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật

– Tránh gây áp lực lên mũi, kể cả đó là sử dụng kính mát hoặc kính cận.

– Ngủ xoay đầu góc 20-30 độ

– Tránh hắt hơi trong vài ngày đầu sau phẫu thuật; nếu bạn không ngăn được thì hãy hắt hơi với với miệng đang mở

– Không xì mũi

– Không cho bất kỳ vật lạ vào mũi để loại bỏ gỉ mũi hoặc máu đọng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

– Hãy đảm bảo bạn uống thuốc đúng theo toa bác sĩ và tuân thủ chế độ uống thuốc theo đúng liều lượng cho dù vết thương của bạn chóng lành đến mấy.

– Tránh hoạt động thể chất mạnh trong ít nhất 3-4 tuần sau khi phẫu thuật và tránh các môn thể thao đối kháng trong ít nhất một tháng sau khi phẫu thuật.

 

 

Mất bao lâu để hồi phục sau khi phẫu thuật đầu mũi?

 

Bệnh nhân có thể xuất viện cùng ngày sau khi phẫu thuật. Phẫu thuật đầu mũi gần như không gây ra sưng và bầm cho mũi. Phương pháp này không hề tác động đến cấu trúc xương nên có thể nói nó không đau đớn. Bạn có thể quay trở lại làm việc ngay sau khi phẫu thuật nhưng bạn sẽ không thể đi máy bay ít nhất 1 tuần sau khi phẫu thuật.

Hầu hết các vết sưng đầu mũi sẽ xẹp xuống trong vòng 2-3 tháng nhưng vết sưng ở những khu vực còn lại có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn. Các vết sẹo sẽ bắt đầu mờ dần sau 3 tháng.