Tai nạn ở mũi khá phổ biến do mũi ở vị trí cao hơn trên khuôn mặt nên là bộ phận dễ bị thương nhất. Thể thao, tai nạn, hoạt động ngoài trời hay thậm chí một trận ẩu đả cũng có thể làm gẫy mũi và gây tổn thương nghiêm trọng. Phẫu thuật chỉnh hình mũi sau chấn thương có thể được tiến hành trong những trường hợp như vậy.

 

Phẫu thuật chỉnh hình mũi sau chấn thương là gì?

 

Phẫu thuật chỉnh hình sống mũi sau chấn thương tại Bệnh viện Thu Cúc

 

Mũi là bộ phận khá phức tạp trong giải phẫu học. Nó bao gồm những thành phần nhỏ liên kết với nhau để tạo nên hình dáng mũi. Khi mũi gặp chấn thương, sự va chạm và áp lực sẽ tác động lên cấu trúc cân bằng phức tạp này, dẫn tới gẫy xương, phần sụn bị thương tổn, mũi bị vẹo hay thậm chí máu không ngừng chảy. Máu vón cục sẽ bao quanh vách ngăn mũi và cản trở lưu thông máu, dẫn tới hoại tử sụn giữa hai đường thở. Do đó sống mũi cũng có thể bị sụp xuống.

Phẫu thuật chỉnh hình mũi sau tai nạn có thể cải thiện cả hình dáng và chức năng hoạt động của mũi bị tổn thương. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng phương pháp này để dựng thẳng mũi và chỉnh sửa lại sụn vách ngăn. Bệnh nhân thường thấy khá khổ sở từ tai nạn gẫy mũi. Bác sĩ có thể sẽ phải nắn lại xương mũi và định vị lại để đạt kết quả mong muốn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp chấn thương mũi nghiêm trọng thì sẽ phải đợi ít nhất sáu tháng hay thậm chí một năm trước khi được phẫu thuật.

 

Chăm sóc mũi bị chấn thương như thế nào?

 

Chúng ta thường không cho rằng tai nạn ở mũi là quá nghiêm trọng. Khi bị thương ở mũi, chúng ta chỉ đợi cho máu ngừng chảy, chườm một ít đá lên mũi và không nghĩ tới việc đi bác sĩ khám. Điều này có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn để điều trị. Do đó khi bị thương ở mũi, bạn nên chăm sóc mũi theo những bước sau:

– Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu mũi bạn không ngừng chảy máu.

– Gặp bác sĩ trong ngày hoặc ngày hôm sau để kiểm tra tất cả những thay đổi ở mũi bạn như sưng, bầm, biến dạng hoặc khó khăn về việc thở.

– Lệch xương và sụn mũi có thể được nắn chỉnh trong vòng 7 tới 14 ngày tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của bạn.

– Những vết thương nghiêm trọng hơn sẽ cần tới phẫu thuật thẩm mỹ và chỉ có thể được thực hiện khi mũi đã lành hoàn toàn sau tổn thương. Hầu hết các bác sĩ sẽ đợi sáu tháng sau chấn thương mới tiến hành phẫu thuật chỉnh hình mũi sau chấn thương.

 

Phương pháp chỉnh hình mũi sau chấn thương

 

Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi | Vinmec

 

Điều quan trọng bạn cần biết là phải đợi ít nhất sáu tháng trước khi tiến hành chỉnh sửa lại mũi vì lý do an toàn. Việc này đặc biệt cần thiết để cho phép các mô ở mũi phục hồi lại, mềm hơn và giảm tác động đến mạch máu.

Phẫu thuật chỉnh hình mũi sau chấn thương là ca phẫu thuật phức tạp có thể liên quan tới việc tái thiết lại nhiều phần khác nhau của chiếc mũi. Chấn thương có thể ảnh hưởng tới xương, sụn, vách ngăn và da cùng lúc. Bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra chấn thương và đưa ra phương pháp chỉnh hình tốt nhất cho mũi bạn. Đôi khi phẫu thuật sụn vách ngăn kết hợp nâng mũi là cần thiết để cải thiện toàn bộ chiếc mũi.

Mũi bị xụp sống mũi có thể được dựng lại, mũi bị vẹo có thể làm thẳng và đường thở bị chặn có thể được mở thông lại. Tất cả những chỉnh sửa này có thể được thực hiện trong một ca phẫu thuật chỉnh hình mũi sau chấn thương. Tuỳ thuộc vào độ phức tạp của mỗi trường hợp, ca phẫu thuật thường được thực hiện trong 1-3 giờ đồng hồ.

Tác dụng phụ và rủi ro

 

Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau ca phẫu thuật như sưng tấy, cảm giác khó chịu (như đau hoặc ngứa, đặc biệt ở những khu vực bác sĩ tái thiết lại hình dáng mũi hay loại bỏ mô để cấy ghép xương), đỏ ửng hay chảy máu mũi.

Thuốc kê đơn có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu và thuốc kháng sinh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng viêm xoang. Một cách khác để làm giảm tác dụng phụ là dành thời gian nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, chườm túi mát ở mũi và khu vực giữa mặt và hạn chế vận động ở mặt tối đa có thể.