Chúng ta khó có thể phủ nhận mức độ nổi tiếng toàn cầu của Kylie Jenner – cô em út của gia đình Kim. Thật không có gì quá khi nói rằng mọi phụ nữ trên thế giới đều mong muốn có đôi môi giống của Kylie. Ngày nay xu hướng có bờ môi đầy đặn ngày càng trở nên phổ biến. Bờ môi đầy đặn khiến phụ nữ trông quyến rũ hơn, chẳng hạn như Angelina Jolie hay Scarlette Johansson.

previous arrowẢnh cũ chứng minh Angelina Jolie xứng danh báu vật nhan sắc Hollywood

Nếu bạn đang mong muốn có một đôi môi gợi cảm hơn thì dưới đây là một số điều bạn cần biết.

Làm dày môi là gì?

 

Thế nào là môi dày? Môi dày đẹp hay xấu? - Tee 8 Academy

Làm dày môi là một phương pháp thẩm mỹ giúp bạn có được đôi môi đầy đặn và căng mọng. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng một trong ba cách sau đây tuỳ theo mục đích và sở thích cá nhân: 1) Tiêm axit hyaluronic (còn gọi là chất làm đầy) vào môi, 2) cấy mỡ tự thân vào môi hoặc 3) làm dày tế bào môi.

Kylie Jenner từng công bố trước dư luận về việc lựa chọn kỹ thuật làm dày môi của mình. “Tôi sử dụng chất làm đầy môi”, Kylie nói. “Bờ môi là thứ tôi không thấy tự tin, và đó là lý do tôi muốn làm phẫu thuật thẩm mỹ.” Kylie đã lựa chọn phương thức có được đôi môi gợi cảm đáng mơ ước bằng việc tiêm chất làm đầy axit hyaluronic. Phương pháp này nhanh, đơn giản và không có tác dụng phụ. Chất làm đầy được tiêm vào môi trên và dưới để giúp môi đầy đặn hơn mà trông vẫn tự nhiên. Bạn sẽ thấy kết quả gần như ngay lập tức với phương pháp này.

Cách thứ hai để tăng bề mặt môi là cấy mỡ tự thân vào môi. Mỡ tự thân sẽ được lấy trực tiếp từ cơ thể bạn và sau đó được tiêm vào môi. Phương pháp này sử dụng chính mỡ từ cơ thể bạn nên khá an toàn và hạn chế rủi ro không tương hợp với cơ thể hoặc nhiễm trùng.

Kỹ thuật thứ ba là làm dày tế bào môi. Phương pháp này khá đơn giản và mất rất ít thời gian hồi phục. Mô bên trong môi sẽ được đẩy ra ngoài để môi trông đầy đặn hơn.

Những rủi ro hay tác dụng phụ nào có thể xảy ra?

Ở kỹ thuật đầu tiên, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiêm axit hyaluronic – một hợp chất tự nhiên có trong cơ thể trực tiếp vào môi nhằm giúp tăng thể tích môi. Chất này dễ dàng hoà trộn với tế bào môi và cho kết quả có thể dự tính trước được. Nếu có vấn đề gì bất ổn xảy ra, chất này có thể dễ dàng bị loại bỏ bằng thuốc kê đơn. Do vây, có rất ít rủi ro hoặc tác dụng phụ đối với kỹ thuật này.

Làm dày môi bằng cấy ghép mỡ tự thân, ngược lại, có chút phức tạp hơn do kết quả cấy ghép mỡ thường khó dự đoán được cho dù mỡ được lấy từ chính cơ thể. Ngay khi được đưa vào môi, mỡ có thể di chuyển quanh môi và đôi khi vón cục ở môi. Rủi ro tăng cao hơn do môi là bộ phận linh động nhất của cơ thể. Chúng ta cử động môi khi ăn, nói hay uống và sự chuyển động này có thể khiến mỡ tự thân cấy di chuyển và vón cục ở môi.

Tác dụng phụ của cả hai phương pháp làm dày môi ở trên là chảy máu ở vị trí tiêm, sưng bầm hay đỏ ửng ở chỗ tiêm. Hiện tượng sưng sau tiêm có thể kéo dài khoảng 1 tuần.

Cách thứ ba để khiến môi dày hơn đòi hỏi phương pháp phẫu thuật thích hợp và sức khoẻ bạn phải đủ tốt cho ca phẫu thuật. Hơn thế nữa, bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng có rủi ro nhiễm trùng và biến chứng sau phẫu thuật.

Phương pháp làm dày môi có đòi hỏi phải duy trì không?

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT NẾU BẠN MUỐN CÓ MỘT ĐÔI MÔI ĐẦY ĐẶN HƠN -  MedisetterMedisetter

Các loại axit hyaluronic như Restylane và Juvederm giống như gel đường, sớm hay muộn chúng cũng sẽ bị phá huỷ khi đưa vào cơ thể. Do đó, hiệu quả của phương pháp này kéo dài lâu nhất là 9 tháng. Khi chất làm đầy hết đi, môi sẽ quay trở về hình dạng ban đầu.

Cấy mỡ tự thân cũng giống như axit hyaluronic. Chúng được lấy từ chính cơ thể, nhưng như đề cập ở trên, có thể gây hiện tượng vón cục ở môi. Do đó, kiểm tra định kỳ là điều cần thiết để đảm bảo vấn đề này này không xảy ra.

Phương pháp thứ ba, làm dày tế bào môi, được xem là đem lại kết quả vĩnh viễn. Ngay khi bạn sử dụng phương pháp này, tế bào môi sẽ được đẩy ra ngoài vĩnh viễn. Bạn chỉ việc kiểm tra định kỳ cứ mỗi hai hay ba tháng trong khoảng một năm để đảm bảo rằng quá trình lành thương sau phẫu thuật diễn ra bình thường.

Làm dày môi có thích hợp cho bạn không? Bạn cần hỏi bản thân mình câu hỏi này trước và thảo luận mặt lợi, hại của mỗi phương pháp với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn có thể không đủ điều kiện để làm dày môi nếu bạn bị tiểu đường, ban đỏ hay mụn giộp, do đó điều quan trọng là cần thông báo cho bác sĩ thẩm mỹ nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào như trên.