Cánh mũi và lỗ mũi không thon gọn, to bè cũng là một điểm trừ rất lớn khiến tổng thể khuôn mặt trở nên thô kệch, già nua và kém thanh thoát, quyến rũ. Phẫu thuật thu nhỏ cánh mũi và lỗ mũi vì thế đã ra đời để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, làm đẹp của đa số phụ nữ châu Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

 

Mục đích của phẫu thuật thu nhỏ cánh mũi và lỗ mũi là gì?

 

Cánh mũi của con người có cấu tạo hoàn toàn khác nhau, phần lớn người châu Á (nhất là Đông Nam Á) đều có phần cánh mũi to, bè, sống mũi tẹt, thấp. Chưa kể những người có tiền sử bị xoang, khó thở kéo dài thì cánh mũi và lỗ mũi cũng phình to hơn bình thường để có thể hít được nhiều không khí hơn.

Ống thở bên trong lỗ mũi cấu tạo gồm ba phần: Phần trên, phần giữa và phần dưới. Những ống thở dưới là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với không khí, có tác dụng làm ấm và ẩm không khí trước khi được đưa vào phổi. Khi ống thở hay lỗ mũi quá to, lượng không khí hít thở vào quá nhiều sẽ khiến khó có thể làm sạch, ấm và ẩm theo đúng nhu cầu của cơ thể, nên dễ gây ra những chứng bệnh nguy hiểm về hô hấp như dị ứng, ho, hay thậm chí là teo phổi.

Chính bởi thế, phẫu thuật thu nhỏ cánh mũi và lỗ mũi không chỉ để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ mà còn là phương pháp phẫu thuật để tiết giảm rủi ro bị mắc các bệnh về đường hô hấp.

 

Phẫu thuật thu nhỏ cánh mũi và lỗ mũi có ảnh hưởng gì đến đường thở không?

 

Tình trạng khó thở xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như lệch vách ngăn, u mũi, viêm xoang kéo dài…, từ đó làm cấu trúc mũi bị thay đổi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

Còn phẫu thuật thu nhỏ hai bên cánh mũi và lỗ mũi cũng chỉ là phương pháp được thực hiện ở phần mô của mũi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong, nên sẽ không làm thay đổi tiêu cực đến chức năng của các vách ngăn, đảm bảo an toàn, đường thở lưu thông bình thường.

Quá trình thực hiện phẫu thuật

 

Trước tiên bệnh nhân sẽ được khám tổng thể để đánh giá tình trạng sức khỏe, có gặp các vấn đề về hô hấp hay không. Một phác thảo khuôn mặt 3D sẽ được dựng lên với chiếc mũi dự kiến sẽ được phẫu thuật để bệnh nhân có thể bàn bạc với bác sĩ, sau đó quyết định dáng mũi phù hợp nhất với mình.

Bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng vô trùng để tiến hành phẫu thuật. Tùy vào mức độ can thiệp của phẫu thuật mà bệnh nhân có thể chỉ gây tê cục bộ hay gây mê toàn phần.

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thu nhỏ cánh mũi và ống thở bằng phương pháp mổ nội soi. Một vết rạch cực nhỏ sẽ được rạch khéo léo bên trong lỗ mũi. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần mô thừa, hoặc cuộn mô lại để thu nhỏ cánh mũi, và tái định hình cho lỗ mũi bằng cách luồn một thiết bị làm nóng có dòng điện lưỡng cực vào phần niêm mạc bên trong mũi và dần thu hẹp nó lại theo nhu cầu của bệnh nhân (đẹp nhất và phổ biến nhất vẫn là lỗ mũi hình hạt chanh).

Sau khi hoàn thành, bác sĩ sẽ khâu vết mổ, dùng kẹp cố định dáng mũi (nếu cần). Toàn bộ quá trình sẽ kéo dài trong khoảng từ 1-2 tiếng.

 

Thời gian hồi phục và những rủi ro đi kèm

 

Vì đây là phẫu thuật có xâm lấn, dù được xếp vào dạng tiểu phẫu nhưng bệnh nhân vẫn cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng và không có nhiều tác dụng phụ.

Vì vết mổ ở bên trong lỗ mũi nên hoàn toàn không để lại sẹo. Bệnh nhân cần uống thuốc kháng sinh chống viêm, thuốc giảm đau (nếu cần), nghỉ ngơi nhẹ nhàng trong ít nhất ba ngày sau khi làm phẫu thuật.

Một số trường hợp có thể sẽ xuất hiện những tác dụng phụ như khu vực quanh mũi và dưới mắt bị bầm tím, sưng mọng gây cảm giác căng tức. Bạn có thể chườm khăn lạnh, nhẹ nhàng mát-xa để xoa dịu. Những hiện tượng này sẽ giảm dần và mất hẳn sau khoảng 2-3 tuần.

Sau một tháng, bệnh nhân sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của cánh mũi là lỗ mũi. Theo cơ chế, thời gian để sẹo tạo xơ phải từ 3 – 6 tháng, nên sau chừng ấy thời gian thì mũi của bạn mới trở nên mềm mại và đẹp tự nhiên như mũi thật. Đó là cơ chế chuẩn bắt buộc về mặt sinh học tự nhiên.