Nếu bạn đang muốn thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ mũi để nâng cao sống mũi hoặc để kéo dài đầu mũi (hay còn được gọi là phẫu thuật nâng mũi), thì lựa chọn đầu tiên mà bác sĩ phẫu thuật đề xuất với bạn thường là sử dụng sụn tự thân; vì các chất liệu nhân tạo như Gore-tex và Silicon đều là những “vật thể lạ” không phải lúc nào cũng có thể được cơ thể bạn chấp nhận; việc sử dụng những chất này luôn có rủi ro bị cơ thể đào thải. Ngược lại, sụn tự thân không phải xa lạ với cơ thể, do đó hạn chế rủi ro bị cơ thể đào thải, cho dù sụn tự thân được lấy từ bộ phận nào của cơ thể.

Có 3 bộ phận chính trên cơ thể bạn mà các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ cân nhắc lấy sụn từ đó để cấy vào mũi của bạn. Những bộ phận này thường được cân nhắc theo thứ tự như sau:

 

1. Sụn vách ngăn (mũi):

 

Đây thường là lựa chọn đầu tiên cho cấy sụn mũi. Vách ngăn mũi là vách ngăn có chứa sụn phân chia khoang mũi trái và phải của bạn. Nếu như có đủ sụn ở vách ngăn, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ nạo ra một phần sụn này (mà không gây ảnh hưởng tới toàn bộ cấu trúc mũi), định hình lại và sau đó cấy vào sống mũi hoặc đầu mũi. Bởi vì phần sụn này đã quen thuộc với mũi, nó phù hợp một cách hoàn hảo để nâng mũi và hạn chế rủi ro bị cơ thể hấp thụ lại. Nó cũng có ít nguy cơ bị biến dạng hoặc cong do co rút hơn sụn được lấy từ các phần khác của cơ thể.

 

201703030112241120160726034217hershe2Bplastic2Bsurgery2Bnose2Bre-operation2Brevision2Bnose2Bjob-2

 

2. Sụn vành tai:

 

Khi không có đủ lượng sụn vách ngăn mũi, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ cân nhắc đến việc lấy sụn ở vành tai từ một hoặc cả hai tai của bạn để có đủ lượng sụn cấy. Việc này được thực hiện sao cho không để lại sẹo bên ngoài ở tai có thể nhìn thấy được và không thay đổi hình dáng của tai. Sụn tai phổ biến nhờ tính mềm dẻo – nó thường mềm và có thể định hình dễ dàng. Tuy nhiên, nó có khuynh hướng biến dạng hoặc cong theo thời gian, và do tính mềm của nó, sụn tai không mang đến nhiều hỗ trợ về cấu trúc cho sống mũi. Do đó, sụn tai thường thích hợp hơn cho phẫu thuật định hình hoặc kéo dài đầu mũi hơn là phẫu thuật nâng sống mũi.

 

리얼1

 

3. Sụn sườn (Xương sườn):

 

Khi cả sụn vách ngăn mũi và sụn vành tai đều không có đủ, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ cân nhắc đến việc lấy sụn từ của hai bên xương sườn. Có nhiều sụn ở khu vực này, và vì vậy sẽ giới hạn rủi ro ảnh hưởng đến chức năng hoặc hình dáng của khung xương sườn. Sụn sườn thẳng và chắc hơn so với sụn tai, do đó phù hợp hơn để cấy vào sống mũi vì nó sẽ không bị cong theo thời gian và đồng thời cũng mang đến hỗ trợ cấu trúc.

 

Hump-nose-correction-before-and-after-photo-in-korea