Sụp mí mắt là một tình trạng bệnh lý của mắt, thể hiện qua việc mi mắt sa xuống. Tình trạng này có thể xuất hiện từ khi mới sinh (sụp mí mắt bẩm sinh) hoặc phát triển theo thời gian, hoặc cũng có thể vì những yếu tố như chấn thương thể chất hay do các tình trạng bệnh lý khác (dẫn tới sụp mí mắt). Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện ở một mắt sẽ được gọi là chứng sụp mí mắt đơn, còn nếu như tình trạng này có ở cả hai mắt thì được gọi là chứng sụp mí mắt đôi. Tình trạng sụp mí mắt này có thể xảy ra ở cả nam và nữ.

Nếu như tình trạng sụp mí mắt nhẹ chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ thì những trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc thoái hóa có thể che khuất đồng tử và làm giảm đi thị lực. Những trường hợp này cần phải được phẫu thuật để làm ngưng lại hoặc đảo ngược tình trạng sụp mí mắt.

 

sụp mí mắt

 

Có các dạng sụp mí mắt nào?

 

Có sáu dạng sụp mí mắt thường thấy như sau:

  • Sụp mí do dây thần kinh xảy ra do sự mất cân bằng giữa các dây thần kinh kiểm soát sự chuyển động của mí mắt. Đây có thể là hậu quả của liệt dây thần kinh thứ ba, hội chứng Horner hoặc chứng nhược cơ, là bệnh cơ-thần kinh lâu năm dẫn đến làm yếu đi nhiều cơ, trong đó có cơ mí mắt
  • Sụp mí do cơ chế hoạt động thường xảy ra khi mí mắt bị kéo xuống bởi quá nhiều da thừa. Những nguyên nhân chủ yếu là do phù nề, nhiễm trùng, khối u.
  • Sụp mí do chấn thương có thể xảy ra do mí mắt bị tổn thương bên ngoài hoặc gặp chấn thương khi mắt không được bảo vệ trong lúc chơi thể thao, ra ngoài nắng hay khi làm việc với các dụng cụ.
  • Sụp mí do mô cơ xảy ra do các loại rối loạn hệ thống gây ra yếu cơ ( như là chứng loạn dưỡng cơ, rối loạn gen gây thoái hóa cơ diễn tiến) có thể làm yếu cơ nâng.
  • Sụp mí do gân màng có lẽ là chứng sụp mí mắt phổ biến nhất, xảy ra do tuổi tác, và do đó được gọi là chứng sụp mí do tuổi tác. Đối với trường hợp này, cơ nâng trở nên căng quá mức và không còn tính đàn hồi. Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài hoặc dụi mắt quá nhiều là nguyên nhân gây ra chứng sụp mí mắt này.
  • Sụp mí bẩm sinh là tình trạng sụp mí mắt gặp phải ngay từ khi mới sinh. Điều này xảy ra do cơ nâng không phát triển khi trẻ còn trong tử cung của mẹ. Nếu không được điều trị cẩn thận, nó sẽ dẫn đến hậu quả thị lực kém và đôi mắt trông lờ đờ. Phẫu thuật thường được chỉ định để điều chỉnh trình trạng này. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo rằng tình trạng này sẽ không xảy ra và trong trường hợp xảy ra thì nó cũng được điều trị sớm nhất để ngăn ngừa những rủ ro tiềm ẩn trong tương lai.
  •  

sụp mí mắt

 

Làm cách nào để bạn biết mình gặp phải chứng sụp mí mắt?

 

Sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến ở chứng sụp mí:

  • Mí mắt bị xệ che hầu hết con mắt
  • Mắt bạn có ánh nhìn mệt mỏi
  • Thấy mờ và đau nhẹ ở vùng xung quanh mắt
  • Mắt bị khô
  • Mắt chảy quá nhiều nước
  • Cần phải nghiêng đầu của bạn về phía sau hoặc nâng cằm lên, hay nhướng chân mày để nhìn phía trước rõ ràng hơn
  • Đau nửa đầu xảy ra cùng lúc với tình trạng sụp mí ngày càng tăng lên đáng kể mí mắt.

 

sụp mí mắt

 

Những nguyên nhân gây sụp mí mắt

 

Ngoài nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sụp mí mắt là do thoái hóa cơ liên quan đến tuổi tác, thì dưới đây là những nguyên nhân khác gây nên tình trạng này:

  • Thần kinh và cơ yếu đi
  • Đột quỵ
  • Tiểu đường
  • Bệnh nhược cơ
  • Ung thư phổi
  • Hội chứng Horner
  • Các loại vết thương và chấn thương đối với mắt và mí mắt
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • U ở não hoặc mắt
  • Ung thư dây thần kinh

 

sụp mí mắt

 

Điều trị chứng sụp mí mắt

 

Phương pháp điều trị chính xác cho tình trạng sụp mí sẽ thay đổi tuỳ theo loại sụp mí mắt nào mà bạn đang gặp phải, cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Nếu tình trạng sụp mí mắt trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị lực thì một ca phẫu thuật gọi là phẫu thuật tạo hình mí mắt có thể được cân nhắc để đảo ngược tình trạng sụp mí.

Hai phương pháp điều trị sụp mí mắt phổ biến bao gồm phẫu thuật và đeo nạng cho mí mắt.

 

Đeo nạng cho mí mắt

 

Nạng dành cho sụp mí mắt là một thanh được đính kèm vào trong gọng kính giúp chống đỡ mí mắt bị sụp xuống. Trước khi thiết kế nạng, người ta sẽ đo mí mắt và cấu trúc xung quanh, để mang đến “thiết kế tùy chỉnh” hay chiếc nạng được làm theo số đo, và phù hợp với mắt. Hai loại nạng gồm có loại nạng có thể điều chỉnh được và loại nạng đã được cố định.

Nạng có thể điều chỉnh được: được đính vào một phía của gọng kính, thường gần với sống mũi hơn và có thể điều chỉnh được, tuy nhiên nó sẽ thường xuyên trở nên lỏng lẻo do liên tục bị điều chỉnh sẽ làm yếu đi thanh kim loại

Nạng cố địnhđược gắn vào cả hai bên đuôi kính hoặc gọng kính. Không như nạng có thể điều chỉnh được, những thanh nạng này chỉ có thể điều chỉnh được một ít và khó bị gãy hơn.

 

Phẫu thuật chỉnh sửa sụp mí mắt

 

Bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng sụp mí mắt. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mắt cũng như lên kế hoạch phẫu thuật.

Mục đích của phẫu thuật là để kéo cao cơ nâng bằng cách làm săn chắc cơ nâng. Phẫu thuật thường được thực hiện dưới hình thức gây tê cục bộ và mất khoảng 45 phút đến 1 giờ để hoàn thành. Mí mắt và khu vực xung quanh sẽ được gây tê cục bộ và một vết rạch nhỏ được thực hiện ở mí mắt. Phần cấu trúc giống như gân ở phía cuối cơ nâng sẽ được cắt ngắn và sau đó được gắn lại để tăng độ căng, và nhờ vậy, nâng mí mắt lên độ cao phù hợp.

Rủi ro của phẫu thuật chỉnh sửa sụp mí mắt không nhiều, bao gồm:

  • Xước giác mạc
  • Khô mắt
  • Sưng và cứng bất thường ở khu vực xung quanh mắt
  • Nhiễm trùng
  • Mí mắt không đều (trong trường hợp cả hai mắt của bạn đều bị sụp mí mắt, bạn được khuyên nên phẫu thuật cả hai mắt cùng lúc để điều chỉnh cân xứng)

Chi phí phẫu thuật sụp mí mắt vào khoảng $2,300 – $3000, phụ thuộc việc bạn phẫu thuật một hay cả hai mắt.

 

Có thể tránh được tình trạng sụp mí mắt?

 

Sụp mí mắt do tuổi tác rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa sụp mí mắt gây ra do chấn thương, dụi mắt quá nhiều hay việc sử dụng kính áp tròng cứng trong thời gian dài bằng cách sử dụng các biện pháp bảo vệ, lối sống và hoạt động hợp lý.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm chứng sụp mí mắt, nhờ đó có thể thực hiện các biện pháp điều trị trước khi tình trạng này ảnh hưởng đến thị lực.