Một khuôn miệng quá hô sẽ khiến mặt của bạn trông như bực tức và khó chịu. Những người có hàm hô thường hay bị hiểu nhầm là lúc nào cũng “bĩu môi”, và vì vậy, họ hay được gắn mác là những người “cáu kỉnh kinh niên”. Đặc điểm này thường phổ biến ở một số chủng tộc người, đặc biệt là ở Đông Nam Á và châu Phi.

 

Làm thế nào để bạn biết miệng mình bị hô?

 

Đây có vẻ như là một câu hỏi kỳ lạ nhưng một khuôn miệng chỉ hơi nhô ra về mặt giải phẫu có thể không quá nghiêm trọng từ góc nhìn của một bác sĩ phẫu thuật. Do đó, trước khi bạn đưa ra kết luận rằng khuôn miệng hô làm mất đi vẻ cân đối khuôn mặt và muốn thực hiện phẫu thuật để chữa hô, bạn nên chắc chắn rằng khuôn miệng mình thực sự bị hô nghiêm trọng. Dưới đây là một số bài kiểm tra cơ bản hay quy tắc kinh nghiệm để kiểm tra:

– Bài kiểm tra bằng thước kẻ: Nếu bạn sử dụng một chiếc thước kẻ và đặt một đầu thước ở đầu mũi và đầu còn lại để thẳng thẳng dọc xuống thì thông thường chiếc thước kẻ sẽ chạm đỉnh cằm bạn hoặc, nếu bạn có chiếc mũi dài khoằm thì thước sẽ không chạm bất kỳ phần nào của khuôn mặt ngoại trừ đầu mũi. Tuy nhiên, nếu chiếc thước chạm miệng bạn thì bạn được cho là có khuôn miệng hô.

– Bài kiểm tra ngậm miệng: Một khuôn miệng bình thường sẽ ngậm được lại mà không phải dùng sức ở môi. Nếu miệng bạn không ngậm hết được lại khi môi bạn thả lỏng thì điều đó có nghĩa là miệng bạn bị hô. Nếu bạn không có thói quen thả lỏng môi (nghĩa là bạn luôn cố gắng vô thức để ngậm miệng lại), dấu hiệu cho thấy bạn đang phải sử dụng cơ môi chính là những nếp gấp xuất hiện ở cằm hay môi. Do đó, nếu bạn không thể ngậm miệng lại hoàn toàn mà không để xuất hiện những nếp gấp ở càm hay môi thì bạn có thể biết rằng miệng bạn bị hô.

– Cười nhe lợi: Nếu bạn để hở lợi nhiều khi cười thì thường nguyên nhân là do miệng bạn bị hô.

– Môi bạn trông dày và mũi trông tẹt so với phần còn lại của khuôn mặt: Điều này không có nghĩa là miệng bạn bị hô vì những đặc điểm này có thể xảy ra do sự kết hợp của mũi tẹt và môi dày ngay cả khi bạn không có miệng hô.

– Cằm bạn thụt vào so với miệng: Đây không hẳn là bài kiểm tra khắt khe vì đặc điểm này có thể là bình thường nếu bạn có cằm thụt dù miệng bạn không hô. Trong trường hợp này miệng bạn trông có vẻ như nhô ra so với cằm ngay cả khi miệng bạn không nhô ra so với mũi hay phần còn lại của khuôn mặt.

 

Nguyên nhân gây ra hàm hô (khuôn miệng nhô ra ngoài) là gì?

 

Răng và lợi nhô ra bất thường là những nguyên nhân chính gây ra hàm hô. Có ba loại hàm hô chính:

– Chỉ có răng nhô ra ngoài, còn hàm trêm và hàm dưới bình thường

– Răng mọc thẳng nhưng lợi nhô ra ngoài

– Cả răng và lợi đều nhô ra ngoài.

 

hàm hô

 

Có những kỹ thuật chỉnh sửa hàm hô nào?

 

Tất cả bệnh nhân đều phải thực hiện chụp CT 3D để tìm ra nguyên nhân gây hàm hô và lên kế hoạch thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa. Bác sĩ phẫu thuật có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và kỹ thuật phù hợp nhất để chỉnh sửa hàm hô sau khi nghiên cứu kết quả chụp CT. Có hai kỹ thuật chính để chỉnh sửa hàm hô như sau:

#1: Cắt xương phía trước (ASO)

Kỹ thuật này được áp dụng khi răng của bạn mọc thẳng, nhưng phần lợi thì nhô ra. Phương pháp này được thực hiện bằng cách gây mê toàn phần và mất khoảng từ 1 đến 1 tiếng 30 phút để hoàn thành.

Hai răng tiền hàm phía sau răng nanh (2 răng ở trên, 2 răng ở dưới) sẽ được cẩn thận nhổ ra. Xương lợi sẽ được cắt và đẩy về phía sau. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đẩy phần lợi nhô ra và răng vào vị trí răng được nhổ để chỉnh sửa phần lợi nhô ra.

Kỹ thuật này có thể giúp đẩy phần lợi nhô ra vào phía trong khoảng 7-8mm. Bệnh nhân sẽ cần điều trị nha khoa trong 6 tháng để lấp lại chỗ trống.

#2: Phẫu thuật hai hàm và cắt xương phía trước (hay còn được gọi là phẫu thuật ba hàm)

Phương pháp này được đề nghị thực hiện khi hàm bị hô nhiều (cả răng hàm trên và hàm dưới đều nhô ra) cũng như trong trường hợp cằm ngắn hoặc bị lẹm.

Phương pháp này được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn phần và được hoàn thành trong khoảng 1 đến 2 tiếng.

Đối với phương pháp này, phẫu thuật cắt xương phía trước (ASO) sẽ được thực hiện đầu tiên như đã miêu tả ở trên, sau đó, phần xương hàm dưới sẽ được cắt và đẩy ra phía trước để chỉnh sửa cằm lẹm. Ghim phẫu thuật sẽ được sử dụng để cố định xương hàm. Phẫu thuật ba hàm sẽ giải quyết cả vấn đề cằm lẹm cũng như hàm hô cùng một lúc.

Các ưu điểm của từng kỹ thuật chỉnh sửa hàm hô là gì?

 

#1: Cắt xương phía trước (ASO)

– Hàm hô có thể được điều chỉnh chỉ với một phẫu thuật đơn giản và có thể nhìn thấy được kết quả chỉ sau 1-2 tuần.

– Ít sưng hơn so với các phẫu thuật định hình mặt khác. Bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau 2-3 ngày.

– Phương pháp này có thể thay đổi vẻ ngoài của bạn mà ít gây tổn thương hơn.

 

hàm hô

 

#2: Phẫu thuật hai hàm và cắt xương phía trước (còn được gọi là phẫu thuật ba hàm)

– Cả cằm lẹm cũng như cằm ngắn và hàm hô đều có thể được chỉnh sửa cùng lúc, khiến cho phương pháp này trở nên toàn diện hơn hẳn so với phương pháp cắt xương phía trước.

– Phẫu thuật này có thể giúp bạn có được tổng thể khuôn mặt cân bằng hơn là chỉ thực hiện cắt xương phía trước; thậm chí nó còn có thể làm mũi của bạn cao hơn mà không cần can thiệp phẫu thuật mũi.

 

hàm hô

 

Thời gian hồi phục và những lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa hàm hô

 

#1: Cắt xương phía trước (ASO)

Phẫu thuật cắt xương phía trước là một phẫu thuật thẩm mỹ có khoảng thời gian hồi phục tương đối ngắn.

Hiện tượng đau tương đối diễn ra trong khoảng một vài ngày sau phẫu thuật là bình thường. Bệnh nhân cố thể quay lại cuộc sống bình thường sau 2 tuần, nhưng nên tránh các hoạt động nặng trong ít nhất 6 tuần.

Bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm và uống các đồ uống tốt cho sức khỏe như cháo, nước hoa quả tươi, sữa không đường và các thức ăn lỏng trong khoảng 2 tuần sau khi thực hiện phẫu thuật vì các loại thức ăn này có thể nhai nuốt dễ dàng và hạn chế áp lực cũng như vết sưng xung quang hàm.

Bệnh nhân sẽ phải gặp bác sĩ phẫu thuật 1 tuần sau phẫu thuật để đảm bảo không xảy ra biến chứng hoặc nhiễm trùng bên trong miệng.

#2: Phẫu thuật hai hàm và cắt xương phía trước (hay còn gọi là phẫu thuật ba hàm)

Phẫu thuật này chuyên sâu hơn so với phẫu thuật cắt xương phía trước, vì vậy thời gian hồi phục cần để bệnh nhân có thể quay lại cuộc sống hàng ngày cũng sẽ lâu hơn.

Bệnh nhân sẽ phải ở lại bệnh viện sau khi phẫu thuật ít nhất 2 ngày.

Túi đá sẽ được chườm liên tục ngay sau khi phẫu thuật. Băng gạc xung quanh khuôn mặt nên được giữ nguyên cho đến khi bác sĩ phẫu thuật thăm khám vào sáng hôm sau.

Bệnh nhân được khuyên nên ăn thức ăn mềm vì xương hàm lúc này chưa cố định bình thường. Bệnh nhân có thể được xuất xiện sau khi thực hiện chụp CT 3D để đảm bảo không có biến chứng nào xảy ra. Hoạt động thể chất quá sức hay căng thẳng nên được tránh.

Chỉ phẫu thuật có thể được tháo sau 7-10 ngày.

 

hàm hô