Bạn có thể cải thiện trán phẳng dẹt?

 

Bạn có vầng trán phẳng dẹt và điều này khiến bạn bận tâm? Bạn có nhiều bạn bè đã trải qua phẫu thuật nâng mũi, căng da bụng hay chỉnh hình cằm nhưng bạn lại chưa bao giờ nghe nói tới phẫu thuật độn trán. Phẫu thuật này trên thực tế có không? Chúng tôi có tin tốt cho bạn.

Một vầng trán phẳng dẹt hay lõm phổ biến hơn bạn nghĩ. Vầng trán là một phần trung tâm của khuôn mặt và thường chiếm một phần ba khuôn mặt. Nếu trán phẳng dẹt hay lõm xương thì toàn bộ dáng vẻ gương mặt trông sẽ thiếu cuốn hút.

Một cuộc khảo sát sử dụng những bức ảnh khác nhau của cùng một người đã chứng minh điều này. Chúng tôi để hai bức ảnh của cùng một người ở góc chụp mặt trước – một là ảnh thẻ căn cước gốc và ảnh còn lại là ảnh được chỉnh sửa độ sáng tối để khiến vầng trán trông hơi lõm, ngoài ra không có sự chỉnh sửa gì thêm.

 

Do đó, phẫu thuật độn trán ngày càng trở nên phổ biến và được đón nhận nhằm giúp tăng thể tích vùng trán và định hình lại bề mặt trán để gươngmặt trông ưa nhìn và tự nhiên hơn.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật này có khả năng khiến toàn bộ khuôn mặt trông nhỏ và xinh xắn hơn do các nếp nhăn và khiếm khuyết khác có thể được loại bỏ khi thể tích vùng trán tăng lên.

 

20170511124409_PBUuOXYA_26917_EC9AB0ECB8A1EBA9B4-1-768x360

 

Những ai phù hợp với phẫu thuật độn trán?

 

– Trán gồ ghề: Bạn có bề mặt trán trông gồ ghề.

– Trán phẳng dẹt hay lõm: Trán bạn không có độ căng phồng tự nhiên hay thậm chí là lõm, khiến vẻ ngoài trông đờ đẫn.

– Trán dốc: Trán bạn dốc về phía sau từ điểm lông mày tới đường chân tóc.

– Lông mày nhô lên: Bạn có lông mày hoặc xương gần vùng lông mày nhô lên khiến phần trán trông góc cạnh mặc dù trán không bị dốc.

Lưu ý rằng chỉ những người thể trạng khỏe mạnh và không có vấn để bệnh lý gì mới phù hợp để thực hiện phẫu thuật.

Có những phương pháo độn trán nào?

 

Phương pháp độn trán được lựa chọn phụ thuộc phần lớn vào thể tích cần thiết để đạt được hiệu quả mong muốn. Trán phẳng dẹt có thể được chỉnh sửa bằng hai phương pháp: cấy ghép chất liệu độn hoặc cấy mỡ tự thân. Hai phương pháp này có thể được thực hiện dưới hình thức gây tê cục bộ và thường mất 1 – 1.5 giờ để hoàn thành.

 

Cấy mỡ tự thân

 

Trong phẫu thuật độn trán sử dụng mỡ tự thân, các mô mỡ sẽ được lấy từ các bộ phận của cơ thể như mông, đùi hay bụng qua một ống thông mảnh. Mô mỡ chiết xuất sau đó sẽ được đặt vào một máy ly tâm để loại bỏ những chất cặn. Mô mỡ sau chắt lọc (rất giàu tế bào gốc) được đặt vào xy-lanh và được tiêm trực tiếp vào vài điểm ở vùng trán, bao gồm đường chân tóc, khu vực giữa trán và vùng đầu mũi. Chỉ một lượng nhỏ mô mỡ (ít hơn 0,1 cc) được tiêm mỗi lần và phân phối đều giữa khu vực xương trán nhằm đem đến vẻ ngoài cân đối, hài hoà.

 

 

Cấy ghép chất liệu độn

 

Những người mà vùng trán thiếu nhiều thể tích, đặc biệt là trán lồi lõm thì có thể sử dụng phương pháp cấy ghép chất liệu độn nhân tạo (như Silicone hoặc Gore-tex). Đối với kỹ thuật này, chất liệu độn sẽ được điều chỉnh để phù hợp với hình dáng trán mỗi người. Một vết rạch sẽ được thực hiện ở đường chân tóc, sau đó chất liệu độn được đưa vào và đặt ở vị trí đánh dấu. Khi bác sĩ phẫu thuật thấy thể tích và vị trí của chất liệu độn đã phù hợp, vết mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ và băng lại.

FH4-1

độn trán

 

 

Thời gian hồi phục và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật độn trán

 

Miếng băng quanh trán sẽ được sử dụng sau phẫu thuật để giúp giảm sưng cũng như giúp các mô bên trên bám chặt vào chất liệu độn và xương.

Phần trán sẽ có hiện tượng sung nhưng hiếm khi bị bầm tím. Sưng nhiều xuất hiện ở khu vực quanh mắt và mí mắt. Bạn nên sử dụng túi chườm đá trong ba ngày đầu tiên sau phẫu thuật và chú ý gối cao đầu. Mất cảm giác phần trán và và phần da đầu phía trước là hiện tượng thường xảy ra, bệnh nhân sẽ mất vài tháng để có cảm giác bình thường trở lại.

Mặc dù nhiễm trùng hiếm khi xảy ra, đặc biệt là khi phương pháp cấy mỡ tự thân được sử dụng thay vì cấy ghép chất liệu độn, tất cả các bệnh nhân vẫn cần uống thuốc kháng sinh trong tuần đầu sau phẫu thuật và thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Bạn có thể quay lại cuộc sống thường nhật khoảng 10 ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên bạn cần tránh những môn thể thao đối kháng tối đa để tránh rủi ro chấn thương ở vùng trán khi trong quá trình lành thương.

 

Chất liệu cấy ghép nào tốt nhất được sử dụng trong phẫu thuật độn trán? 

 

Kỹ thuật độn trán sử dụng các chất liệu cấy ghép tổng hợp như silicone, bone cement và expanded-polytetrafluoroetylen.

Chất liệu cấy ghép lý tưởng trong nâng xương mặt có một số đặc tính mong muốn sau:

1) Độ cứng của chất liệu cấy ghép phải tương tự như xương, do đó bề mặt ngoài của trán độn có thể có cảm giác như xương và mô phỏng hình dạng của xương bên dưới;

2) bề mặt bên trong của chất liệu cấy ghép phải có khả năng khớp chặt với xương bên dưới để giảm thiểu khoảng cách giữa chất liệu cấy ghép và xương;

3) các cạnh của chất liệu cấy ghép có thể được định hình thuôn dần về kích thước để đảm bảo hình dáng tự nhiên; và

4) chất liệu cấy ghép nên được đặt và cố định để không dịch chuyển dễ dàng, đặc biệt trong trường hợp sang chấn.

Silicone là chất liệu cấy ghép được sử dụng rộng rãi nhất để nâng xương trán. Tuy nhiên, không có hình dạng hoặc kích thước chất liệu cấy ghép nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân. Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật sẽ định hình hoặc tạo một khối silicon cho khách hàng hoặc điều chỉnh kích thước và hình dạng chất liệu cấy ghép để phù hợp với giải phẫu trán và mục tiêu thẩm mỹ mong muốn của mỗi bệnh nhân. Do đó, chất liệu silicon được ưa thích vì dễ tạo hình hơn so với các chất liệu tổng hợp khác.