Nếu vầng trán ngắn, hẹp, lõm, lồi hay dẹt… khiến bạn mất tự tin thì đừng quá lo lắng. Bởi hiện nay, với phương pháp phẫu thuật độn trán, bạn hoàn toàn có thể sở hữu vầng trán cao, đầy đặn, thanh tú và đẹp tự nhiên như ý. Với những ưu điểm và hiệu quả tuyệt vời nên phẫu thuật độn trán đang trở thành sự lựa chọn của rất nhiều người trên thế giới, không ít trong số đó là các ngôi sao, ca sĩ, người mẫu và diễn viên nổi tiếng.

 

Phẫu thuật độn trán là gì?

 

Phẫu thuật độn trán là phương pháp sử dụng chất liệu độn silicon hoặc cấy ghép mỡ tự thân vào vùng trán nhằm khắc phục các khuyết điểm của dáng trán, tạo vầng trán cao đầy, thanh tú, giúp gương mặt trở nên cân đối, trẻ trung và đẹp tự nhiên với đường S-line nối từ trán đến mũi.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp phẫu thuật độn trán đó là kỹ thuật thực hiện không quá khó và phức tạp, thời gian hồi phục nhanh, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng, không để lại sẹo, ít gây biến chứng và không gây hại đến sức khỏe. Đặc biệt, phẫu thuật độn trán phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, bởi không chỉ những người có các khuyết điểm ở vùng trán mà bất cứ ai mong muốn có vầng trán đẹp hoàn hảo hơn đều có thể tiến hành phẫu thuật.

 

Có những phương pháp phẫu thuật độn trán nào?

 

Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật độn trán chính, bao gồm độn trán bằng cách cấy ghép chất liệu độn Silicone hoặc Gore-tex, và độn trán bằng cách cấy mỡ tự thân.

– Độn trán bằng cách cấy ghép chất liệu độn Silicone hoặc Gore-tex: Phương pháp độn trán này được nhiều người lựa chọn sử dụng vì quy trình thực hiện nhanh chóng, đơn giản. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu nhất, trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng dáng trán hiện tại của bạn. Sau khi xác định được các nhược điểm trên vùng trán, bác sĩ sẽ tiến hành đo đạc vùng trán sao cho sau khi phẫu thuật, dáng trán mới phù hợp và hài hòa nhất với gương mặt. Song song đó, căn cứ vào bước đo đạc bác sĩ sẽ sử miếng độn Silicone hoặc Gore-tex tương ứng để cấy ghép vào vùng trán cần chỉnh sửa.

– Độn trán bằng cách cấy mỡ tự thân: Mỡ tự thân dùng trong kỹ thuật phẫu thuật độn trán có thể lấy từ bụng, đùi hoặc mông trên cơ thể bạn bằng một ống tiêm nhỏ nên có độ tương thích rất cao. Trước khi tiêm vào vùng trán cần chỉnh sửa, bác sĩ sẽ sử dụng máy ly tâm để loại bỏ những tạp chất, cặn bẩn tồn tại ở trong mỡ để thu được loại mỡ tinh khiết nên rất an toàn. Để biết bạn có thể áp dụng phương pháp độn trán bằng cách cấy mỡ tự thân không, bác sĩ sẽ phải thăm khám, kiểm tra và đánh giá xem bạn có đủ lượng mỡ cần thiết để tiến hành tiêm vào những vị trí trán cần chỉnh sửa hay không.

 

phẫu thuật độn trán

 

Những ai nên phẫu thuật độn trán?

 

– Những người có dáng trán bị lép.

– Những người có dáng trán bị lõm và gồ ghề.

– Những người có dáng trán bị lồi hoặc xương lông mày nhô lên cao.

– Những người có dáng trán phẳng và dẹt.

– Những người có dáng trán tròn.

– Những người có vùng trán quá ngắn, hẹp và thấp khiến gương mặt không cân đối, hài hòa.

– Những người không hài lòng với dáng trán hiện tại của mình và muốn sở hữu dáng trán cao thanh tú, đầy đặn và có độ lồi tự nhiên.

Cần chuẩn bị những gì trước phẫu thuật độn trán?

 

– Điều đầu tiên bạn cần làm đó là tìm hiểu thật kỹ thông tin về các bệnh viện thẩm mỹ có dịch vụ phẫu thuật độn trán. Từ đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được bệnh viện thẩm mỹ uy tín và chất lượng để thực hiện phẫu thuật độn trán.

– Tiếp theo, bạn cần tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm một số xét nghiệm. Việc này sẽ giúp bác sĩ đánh giá xem bạn có đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành phẫu thuật độn trán không.

– Một điều quan trọng nữa là bạn cần trao đổi với các bác sĩ về các bệnh lý bạn mắc phải và các loại thuốc bạn đang uống.

– Bạn cần nhịn ăn uống hoàn toàn ít nhất 6 tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu tiến hành phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

phẫu thuật độn trán

 

Quy trình phẫu thuật độn trán được tiến hành như thế nào?

 

Toàn bộ quy trình phẫu thuật độn trán diễn ra trong khoảng 1-1,5 giờ, với 4 bước lần lượt như sau:

– Thứ nhất, bạn cần tiến hành làm một số xét nghiệm và khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ đánh giá xem có đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành phẫu thuật độn trán không. Điều này cũng đảm bảo an toàn cho chính bạn nếu được tiến hành phẫu thuật độn trán.

– Thứ hai, mỗi người có một dáng trán khác nhau, vì vậy phương án phẫu thuật độn trán cho mỗi người cũng khác nhau. Do vậy, bác sĩ cần thăm khám để xác định các nhược điểm trên vùng trán, từ đó đưa ra phương án phẫu thuật độn trán phù hợp và hiệu quả nhất với bạn.

– Thứ ba, bác sĩ tiến hành gây mê và vô trùng phòng phẫu thuật. Nếu như vô trùng phòng phẫu thuật nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn phẫu thuật thì việc gây mê có tác dụng làm mất cảm giác đau đớn tại các vị trí cần tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa trán.

– Thứ tư, sau khi thuốc mê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật độn trán  theo 1 trong 2 phương pháp:

+ Sử dụng chất liệu độn Silicone hoặc Gore-tex: Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ ở phần chân tóc để đưa miếng độn Silicone hoặc Gore-tex vào vùng trán. Sau đó, bác sĩ tiến hành chỉnh sửa và tạo dáng trán cân đối, phù hợp nhất với gương mặt. Cuối cùng bác sĩ sẽ khâu vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ và băng bó lại thật cẩn thận.

+ Cấy mỡ tự thân vào vùng trán: Bác sĩ rạch một đường nhỏ và sử dụng xi lanh có chứa mỡ tự thân để tiêm trực tiếp vào các vị trí đã xác định trước đó trên vùng trán. Liều lượng cho mỗi lần tiêm là khoảng 0,1cc.

 

Kết quả và thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật độn trán?

 

Sau khi kết thúc phẫu thuật độn trán, bạn cần ở lại bệnh viện khoảng nửa ngày để theo dõi xem có vấn đề bất thường xảy ra hay không. Nếu không có vấn đề gì xảy ra và sức khỏe cho phép, bác sĩ sẽ cho bạn xuất viện về nhà. Thông thường, sau 3-5 ngày, bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường hàng ngày. Khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật, bạn cần trở lại bệnh viện để bác sĩ cắt chỉ.

Vùng trán sẽ xuất hiện hiện tượng sưng trong một vài ngày sau khi phẫu thuật. Bạn cũng sẽ bị mất cảm giác ở vùng trán, vùng da đầu nhưng hãy yên tâm bởi đây chỉ là hiện tượng tạm thời, bạn sẽ có lại cảm giác sau một vài tháng.

 

phẫu thuật độn trán

 

Cách chăm sóc sau phẫu thuật độn trán như thế nào?

 

– Uống đúng loại thuốc và đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và uống thêm bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

– Không để vết mổ tiếp xúc với nước và bụi bẩn, luôn giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng.

– Vệ sinh vết mổ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

– 3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn nên chườm đá lạnh để làm giảm hiện tượng sưng ở vùng trán và mắt.

– Tuyệt đối không đội mũ trong 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật để không làm ảnh hưởng đến vùng trán.

– Không được trang điểm, không sử dụng mỹ phẩm.

– Không vận động mạnh, tập thể dục hoặc làm những công việc nặng nhọc gây tác động lên vùng trán.

– Hạn chế tối đa các cử động ở trên gương mặt vì có thể khiến phần mỡ vừa cấy vào hoặc miếng độn bị lệch ra khỏi vị trí cần đặt.

– Không được ăn một số thực phẩm như: thịt bò, trứng, củ dền, rau muống, hải sản, đồ nếp, rau ngót… 1 tháng sau khi phẫu thuật. Đây là những thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng, để lại sẹo… nên khi ăn vào có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và thời gian hồi phục của bạn.

– Nên gối cao đầu khoảng 24 tiếng khi ngủ sau phẫu thuật để giúp giảm sưng nhanh hơn.

– Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.