Phẫu thuật tạo hình nâng mũi là gì?

 

Phẫu thuật tạo nâng hình mũi, vốn được biết đến với cái tên nâng mũi hoặc sửa mũi, là một quy trình thẩm mỹ tinh vi trên mũi nhằm cải thiện hình dạng, kích thước, góc cạnh và những khiếm khuyết về cấu tạo của mũi hoặc phục hồi chức năng mũi. Mọi hư tổn về cấu trúc mũi, bất kể do bệnh ung thư, nhiễm trùng hay chấn thương đều có thể được chỉnh sửa thông qua quy trình này. Mục tiêu của phẫu thuật tạo hình nâng mũi là mang lại sự hài hòa trên khuôn mặt bằng cách chỉnh sửa nó theo tỉ lệ phù hợp hơn với phần còn lại của khuôn mặt.

 

Một kết cấu mũi vững chắc và cân đối là chìa khóa của vẻ đẹp lâu bền, đồng thời đảm bảo chức năng hoạt động của mũi. Tuy nhiên, với cấu trúc phức tạp của mũi cũng như yêu cầu về độ chính xác cao khi tiến hành chỉnh sửa cấu trúc mũi theo như phác đồ, phẫu thuật tạo hình nâng mũi thường được đánh giá là khó khăn nhất trong tất cả các loại quy trình thẩm mỹ.

 

Những lý do phẫu thuật tạo hình nâng mũi điển hình là gì?

 

Phẫu thuật tạo hình nâng mũi là giải pháp duy nhất để đạt được mục tiêu về mặt thẩm mỹ hoặc cải thiện chức năng mũi, cụ thể như sau:

– Cải thiện chức năng hô hấp hoặc giải quyết vấn đề về bệnh xoang trong trường hợp cấu trúc bên ngoài mũi hoặc vách ngăn bên trong mũi bị lệch (nếu bạn chỉ bị lệch hoặc cong vách ngăn mũi, bạn nên cân nhắc phương pháp phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi vì phương pháp này hướng đến việc chỉnh sửa vách ngăn mũi thay vì cấu trúc bên ngoài mũi).

– Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho mũi bằng cách chỉnh lại thẳng những chiếc mũi khoằm, gọt bớt phần nhô ra trên sống mũi, nâng mũi tẹt, làm thon gọn mũi, mở rộng lỗ mũi hẹp hoặc chỉnh sửa đầu mũi phổng to, từ đó giúp bạn có một chiếc mũi ưa nhìn hơn.

– Chỉnh sửa mũi trong trường hợp phẫu thuật mũi thất bại trong quá khứ, khiến mũi bị hỏng hoặc cho ra kết quả không như ý.

 

nâng mũi

 

Độ tuổi nào thích hợp để thực hiện phẫu thuật tạo hình nâng mũi?

 

Nếu mục đích của phẫu thuật tạo hình nâng mũi là vì lý do thẩm mỹ hay làm đẹp, quy trình này chỉ nên được thực hiện sau khi xương mũi đã ngừng phát triển. Đối với nam giới, cấu trúc xương mũi phát triển hoàn thiện sau khoảng 17 năm và đối với nữ, quá trình này kết thúc sau 15 năm.

 

Khi nào thì nên cân nhắc phẫu thuật tạo hình nâng mũi cho trẻ nhỏ?

 

Vì xương mũi chưa phát triển hoàn thiện trong khoảng 15-17 năm đầu, phẫu thuật tạo hình nâng mũi trước độ tuổi này sẽ không mang lại kết quả lâu dài, thậm chí có thể cản trở hoặc làm gián đoạn quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu mục đích của phẫu thuật tạo hình nâng mũi là để cải thiện đường hô hấp và chức năng mũi khác, bạn có thể tiến hành phẫu thuật ngay trong giai đoạn tăng trưởng vì sự chèn ép đường hô hấp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sự phát triển bình thường của trẻ.

Như vậy, cần có những biện pháp kịp thời để giải quyết vấn đề về chức năng mũi, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với khả năng phải điều trị lặp lại trong tương lai khi cần thiết để điều chỉnh bất kỳ thay đổi phát sinh từ quá trình phát triển liên tục của cấu trúc mũi.

Những rủi ro của phẫu thuật tạo hình nâng mũi là gì?

 

Phẫu thuật tạo hình nâng mũi có thể gây ra những biến chứng sau đây:

– Vấn đề hô hấp: Đây là một hiện tượng phổ biến khi bạn thực hiện phẫu thuật thu gọn mũi hoặc chỉnh sửa lỗ mũi vì chúng có thể dẫn đến việc thu hẹp đường mũi, cản trở lưu thông khí bên trong mũi.

– Tê mũi: Tê mũi là một hiện tượng phổ biến mang tính tạm thời sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổn thương dây thần kinh có thể gây tê liệt vĩnh viễn cho mũi hoặc khu vực cơ mặt xung quanh.

– Mũi không cân xứng: Nếu quy trình phẫu thuật không được thực hiện đúng cách hoặc nếu xảy ra biến chứng, sưng tấy kéo dài trong quá trình lành thương, kết quả cuối cùng của phẫu thuật mũi có thể là dáng mũi lệch hoặc bất cân xứng.

– Hỗ trợ mũi bị tổn thương: Việc cắt hay lược bỏ quá nhiều cấu trúc nâng đỡ mũi (ví dụ như vách ngăn) có thể làm yếu mũi, gây ra những biến chứng như lõm mũi hay sụp mũi.

– Sẹo: Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường ưa chuộng hình thức mổ hở, một quy trình vốn yêu cầu việc rạch phần da bên ngoài ở giữa hai lỗ mũi. Bạn có nguy cơ mang sẹo vĩnh viễn nếu các vết rạch không được thực hiện đúng cách hoặc hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật không được tuân thủ đầy đủ.

– Nhiễm trùng: Như mọi phương pháp phẫu thuật khác, phẫu thuật tạo hình nâng mũi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, dù là rất hiếm. Nếu nhiễm trùng xảy ra, nó có thể dẫn đến hoại tử, biến dạng mũi hoặc thậm chí là những hệ quả nghiêm trọng hơn như sốc nhiễm trùng nếu nhiễm trùng lan đến đến những bộ phận còn lại của cơ thể.

 

nâng mũi

 

Phẫu thuật tạo hình nâng mũi có đau không?

 

Bạn sẽ luôn được tiêm chất gây tê hoặc gây mê trước khi phẫu thuật. Tùy trường hợp mà chất gây mê loại IV (giúp đưa bạn vào giấc ngủ) hoặc chất gây mê toàn thân (dẫn đến mất ý thức tạm thời) được sử dụng. Đối với những ca tiểu phẫu, chất gây tê cục bộ được tiêm vào mũi để làm tê liệt giác quan và giảm chảy máu. Rất hiểm khi bác sĩ sử dụng chất gây tê cục bộ cho một ca phẫu thuật tạo hình nâng mũi theo hình thức mổ hở vì loại chất này khó mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nói chung, bạn sẽ không cảm thấy đau trong khi phẫu thuật.

 

Các hình thức hoặc hướng tiếp cận chính trong phẫu thuật tạo hình nâng mũi là gì?

 

Phẫu thuật tạo hình nâng mũi được thực hiện theo hai hình thức, đó là mổ mở hoặc mổ đóng (hay còn gọi là phương pháp tiếp cận đường lỗ mũi)

– Mổ đóng: Bác sĩ phẫu thuật tiến hành phẫu thuật theo đường lỗ mũi và không tạo ra bất kỳ vết rạch nào bên ngoài mũi. Cách tiếp cận này ít xâm lấn hơn nhưng không mang lại độ chính xác cao như hình thức mổ hở.

– Mổ hở: Bác sĩ phẫu thuật tạo ra một vết rạch trên đường trụ mũi vốn là khu vực nằm giữa hai lỗ mũi, sau đó lật vạt phía trong mũi lên, để lộ ra cấu trúc mũi để tiến hành phẫu thuật.

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ là người quyết định hướng tiếp cận trong từng trường hợp tùy theo yêu cầu về độ chính xác, cấu trúc mũi và nguyện vọng của bệnh nhân.

Ví dụ, một bệnh nhân không có nhiều thời gian để hồi phục sau phẫu thuật nên tiến hành phẫu thuật tạo hình nâng mũi theo hình thức mổ đóng vì quá trình hồi phục của hình thức này nhanh hơn so với việc mổ hở.

Ngược lại, hình thức mổ hở sẽ phù hợp hơn với những bệnh nhân đang tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng vì quy trình này phức tạp hơn và đòi hỏi mức độ chính xác cao hơn.

 

Phẫu thuật tạo hình nâng mũi theo hình thức mổ hở (hay còn gọi là phương pháp mổ liên trụ mũi) được thực hiện như thế nào?

 

Hình thức mổ này mang đến tầm quan sát và mức độ tiếp cận tối đa đối với cấu trúc mũi. Một đường rạch gọi là rạch liên trụ mũi sẽ được thực hiện trên trụ mũi, vốn là phần mô giữa hai lỗ mũi và nằm ở mặt dưới mũi. Bác sĩ sẽ tiến hành lật vạt da phía trong mũi lên để nhìn thấy rõ phần xương mũi phía dưới. Quy trình không làm thay đổi cấu trúc mũi hiện có; giúp giảm thiểu nguy cơ biến dạng sụn mũi và giúp bác sĩ dễ dàng xem xét các cấu trúc riêng lẻ của mũi.

Tùy theo nhu cầu thẩm mỹ, việc lấy sụn từ những bộ phận khác trong cơ thể có thể là cần thiết. Sau khi hoàn tất việc định hình cấu trúc mũi, da sẽ được đặt trở lại lên cấu trúc và vết rạch trên trụ mũi được khâu đóng lại.

 

nâng mũi

 

Phẫu thuật tạo hình nâng mũi theo hình thức mổ đóng (hay còn gọi là phương pháp tiếp cận đường lỗ mũi) được thực hiện như thế nào?

 

Theo hình thức này, bác sĩ thực hiện những vết rạch bên trong thay vì bên ngoài lỗ mũi. Việc tái cố định da mũi trở nên khó khăn và toàn bộ quy trình được tiến hành trong phạm vi hẹp của lỗ mũi với tầm nhìn bị giới hạn. Đây là một thách thức lớn xuất phát từ hạn chế trong việc tiếp cận và do đó, không được ưa chuộng trong những ca phẫu thuật phức tạp như chỉnh sửa mũi hỏng.

 

Chế độ chăm sóc sau khi tạo hình nâng mũi

 

– Mang nẹp mũi theo lời khuyên của bác sĩ.

– Tránh ngoáy mũi hoặc vệ sinh bên trong mũi để làm sạch gỉ mũi hay chất nhầy.

– Tránh tập tạ, chạy bộ và các hoạt động thể chất khác để ngăn ngừa chảy máu cam.

– Tránh xì mũi, cười, nhai quá mạnh, đánh răng mạnh hay biểu lộ bất cứ biểu cảm nào trên mặt có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi.

– Tránh để mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì ánh nắng có thể làm chậm quá trình lành thương, gây đổi màu da hoặc bầm tím vĩnh viễn.

Bạn cần tuân thủ những lưu ý về chế độ chăm sóc trên xuyên suốt 2 tuần sau khi phẫu thuật.

 

Bạn nên kỳ vọng gì khi lựa chọn phẫu thuật tạo hình nâng mũi?

 

Phẫu thuật tạo hình nâng mũi thường rất an toàn nhưng quá trình lành thương có thể mất thời gian. Ngay sau khi phẫu thuật, đầu mũi của bạn có thể vẫn bị tê hoặc sưng trong vài tháng.

Phẫu thuật tạo hình nâng mũi có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh mắt của bạn, và bạn có thể tạm thời bị tê, sưng hoặc thay đổi màu da quanh mí mắt trong vài tuần. Trong vài trường hợp hiếm gặp, hiện tượng này có thể kéo dài đến sáu tháng, với việc sưng nhẹ có thể kéo dài lâu hơn nữa. Bạn có thể chườm lạnh hoặc chườm túi đá để hạn chế thay đổi màu da và sung tấy. Việc điều trị theo dõi cũng rất quan trọng sau phẫu thuật tạo hình nâng mũi, do đó hãy đảm bảo bạn không quên lịch trình tái khám với bác sĩ.

Hầu hết các vết sưng sẽ giảm dần trong tháng đầu tiên nhưng phải mất đến 6 tháng sau khi phẫu thuật để nhìn thấy kết quả cuối cùng của phẫu thuật. Trong trường hợp phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng, hiện tượng sưng tấy xung quanh khu vực điều trị có thể kéo dài đến 2 năm sau phẫu thuật.

Điều quan trọng nhất là bạn phải kiên nhẫn chờ đợi kết quả thay vì vội vàng đặt nghi vấn về kết quả phẫu thuật.