Đa số phụ nữ Á Đông thường cảm thấy mình kém hấp dẫn hơn bởi sống mũi thấp hoặc gần như không có sống mũi. Nếu như trước đây, phụ nữ buộc phải chấp nhận khiếm khuyết thì ngày nay, có rất nhiều cách để có được chiếc mũi thanh tú hơn. Trong số đó, nâng mũi bằng sụn hay miếng biểu bì da nhân tạo là một phương pháp phổ biến và đang được ưa chuộng hiện nay.

next arrow

Phương pháp nâng mũi bằng sụn hay miếng biểu bì da nhân tạo là gì?

 

Miếng sụn (biểu bì da nhân tạo) là vật liệu cấy ghép thay thế hạ bì của da có cấu tạo tương tự như lớp trung bì ở da người. Đây là vật liệu cấy ghép thay thế mô/da được tạo ra từ chính tế bào biểu bì da của con người. Lớp biểu bì này sau khi được cấy ghép sẽ trở thành mô giống như lớp mô ở mũi. Biểu bì da nhân tạo trước đây thường được sử dụng để thay thế phần da cơ thể bị tổn thương do bỏng. Sau này, chúng còn được ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp là nâng cao sống mũi, tái định hình dáng mũi s-line.

Nâng mũi bằng sụn (hay miếng biểu bì da) nhân tạo là phương pháp thường được các bác sĩ tư vấn cho những người có dáng mũi về cơ bản là nhỏ, gọn, chỉ duy có khiếm khuyết là sống mũi thấp. Ngoài ra những người có vùng da mũi quá mỏng, hay sụn tự thân không đủ để bọc, ghép làm nâng mũi cũng được tư vấn chuyển sang phương pháp này.

Những người đã từng phẫu thuật mũi nhưng bị hỏng, lỗi như lộ đầu mũi đỏ, lộ sống mũi nhân tạo do cấy ghép nâng mũi bằng silicone cũng sẽ được xử lí lại bằng miếng biểu bì da nhân tạo.

 

Quá trình thực hiện

 

Bệnh nhân sẽ trải qua những xét nghiệm cần thiết để xem cơ thể có thích ứng với phương pháp này không.

Miếng sụn nhân tạo sau khi được bóc ra khỏi vỏ sẽ được ngâm vào nước muối ít nhất 30 phút và được lưu trữ trong phòng vô trùng tuyệt đối. Sau đó, miếng sụn sẽ được lấy ra, rửa sạch nhiều lần và uốn, cắt, chỉnh sửa để phù hợp với kích thước và hình dạng mũi của bệnh nhân.

Để tiến hành, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ tại phần mũi và cơ mặt. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết nhỏ ở trong hoặc ngoài mũi, sau đó nhẹ nhàng đặt miếng sụn (biểu bì da nhân tạo) vào sống mũi và điều chỉnh bằng tay để đạt được hiệu quả thẩm mĩ như mong muốn.

Sau khi đã thực hiện xong, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng khâu vết rạch. Quá trình thực hiện kéo dài từ 30 phút đến một tiếng.

Thời gian hồi phục

 

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu lại cơ sở thực hiện ít nhất nửa ngày để theo dõi xem có biến chứng gì không. Bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi, ăn uống đủ dinh dưỡng và chỉ nên ăn đồ ăn mềm, lỏng (cháo, canh, súp…) trong một tuần đầu tiên. Chú ý tư thế ngủ (nên nằm thẳng, gối cao đầu) và nên ngủ một mình, tránh tình trạng bị ai đó vô tình chạm vào mũi.

Vì đây là phương pháp cấy ghép một vật liệu nhân tạo vào mũi nên cần có thời gian theo dõi tương đối dài (từ một tuần đến hai tháng).

Nếu có những cơn đau và sưng tấy đỏ ở vùng mắt hay xung quanh mũi, bệnh nhân có thể xin ý kiến bác sĩ để được kê thuốc giảm đau, sưng phù hợp và kịp thời.