Phương pháp thẩm mỹ này sẽ dùng những mũi kim khắc vào dưới da các hạt sắc tố, do đó, không thể nói điêu khắc thẩm mỹ là hoàn toàn không có rủi ro. Quan trọng hơn hết, bạn cần lưu ý đến hướng dẫn chăm sóc sau điều trị, nhận thức những rủi ro và các trường hợp cần tránh khi lựa chọn phương pháp này.


Chế độ chăm sóc sau khi điêu khắc thẩm mỹ
Dưới đây là tóm tắt một số hướng dẫn chăm sóc cơ bản, căn cứ vào từng khu vực được điêu khắc thẩm mỹ:

 


Đối với mắt

- Tránh cọ xát trên da trong ít nhất 10 ngày sau khi điều trị.

- Tránh đeo kính giãn tròng sau khi điêu khắc thẩm mỹ cho đường viền mắt.

- Nếu bị bầm, hãy sử dụng Aquaphor – một loại thuốc mỡ bôi trực tiếp lên da hàng ngày dành cho da bị kích ứng. Nếu tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng, ngừng sử dụng Aquafor và ngay lập tức tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhãn khoa.

- Dùng thuốc rửa mắt có chứa axit boric điều trị đỏ mắt và sưng ở vùng mắt.

- Tránh tiếp xúc với nước chứa clo (có trong các hồ bơi), tránh xông hơi khô, phơi nắng và tắm nước nóng, tắm hơi.

- Để giảm sưng và bầm tím, hãy chườm túi lạnh nhưng không quá 15 phút mỗi lần.

- Bôi một lượng vừa đủ bơ hạt mỡ và dầu hạt mỡ trên khu vực có mực điêu khắc trước khi tắm để hạn chế cọ xát giữa khu vực này với hướng vòi nước.

- Tránh sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa trên khu vực điêu khắc thẩm mỹ trong khoảng hai tuần.

- Tránh uốn lông mi trong khoảng 5 ngày.


Đối với môi

- Chườm túi lạnh để giảm sưng nhưng chỉ trong 10-15 phút mỗi lần.

- Tránh cọ xát trên vùng được điều trị.

- Không sử dụng hồ bơi có chứa clo trong một tuần lễ và không để môi tiếp xúc trực tiếp với vòi nước nóng. Hãy cố gắng tắm quay lưng với vòi hoa sen.

- Tránh lau khu vực điều trị bằng khăn bông.

- Tránh sử dụng son môi và bút kẻ môi trong một tuần.

- Tránh dùng son và sáp dưỡng môi. Thay vào đó, hãy bôi kem Aquaphor.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

- Khi lau khô môi của bạn, tránh cọ xát chúng. Hãy thấm chúng một cách nhẹ nhàng bằng vải cotton hoặc khăn mềm.

- Nếu tình trạng bong tróc xảy ra, tránh dùng tay bóc vảy trên môi.

 


Đối với má

- Tránh cọ xát trên khu vực sắc tố.

- Không để vùng da được điều trị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

- Tránh sử dụng hồ bơi chứa clo, tránh xông hơi khô, tắm nắng trong 10 ngày.

- Chườm túi lạnh trong nếu khu vực điều trị bị sưng hoặc khó chịu.

- Tránh dùng khăn bông trong một tuần.

- Tránh tắm vòi hoa sen quá lâu và tránh hướng nước nóng vào vùng da được điều trị.

- Không thoa xà phòng, rửa mặt trên vùng được điều trị trong khoảng 10 ngày.

- Bôi dầu mỡ và dầu hạt mỡ trước khi tắm.

Khi nào thì nên tránh điêu khắc thẩm mỹ?

- Bạn bị rối loạn chảy máu, ví dụ như bệnh đông máu.

- Bạn bị tiểu đường, vì điêu khắc thẩm mỹ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Bạn bị bệnh tăng nhãn áp, vì điêu khắc thẩm mỹ đối với mắt tạo ra áp lực cho mắt khi tiến hành kẻ viền mắt và vì vậy, có thể làm tổn hại mắt.

- Bạn đang mang thai, vì một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm.

- Nếu bạn đã từng thẩm mỹ làm đầy môi, điêu khắc thẩm mỹ có thể ảnh hưởng đến chất làm đầy filler được tiêm vào trước đó. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiến hành lầm đầy môi sau khi điêu khắc thẫm mỹ phần môi.

- Bạn sử dụng aspirin, ibuprofen hoặc các loại thuốc làm loãng máu khác, vì những thuốc này làm chậm khả năng đông máu và do đó có thể gây bầm tím và chảy máu.

- Nếu bạn có vấn đề về tim mạch, huyết áp hay nếu bạn có hệ miễn dịch kém.