Hai năm chuẩn bị

Bệnh nhân là bà C.T.K.Đ. (52 tuổi, ngụ Đắk Min, Đắk Nông). Năm 1999, bà Đ. được phẫu thuật cắt túi mật. Đến năm 2004, bà bị hẹp đường mật, làm tăng áp lực trong gan dẫn đến xơ gan.

Sau đó, bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thực quản, diễn tiến tới suy gan. Tình trạng suy gan của bệnh nhân ảnh hưởng đến chức năng của lá lách, làm cho lá lách to ra, tiêu hủy tiểu cầu, hồng cầu khiến bệnh nhân dễ chảy máu và thiếu máu.

Vợ chồng bà Đ. đã bền bỉ tuân thủ theo quá trình điều trị của các bác sĩ tại bệnh viện nhưng đến năm 2010, các bác sĩ khuyên gia đình nếu có điều kiện thì nên ra nước ngoài ghép gan vì gan của bệnh nhân đã bị suy đến giai đoạn cuối.

 

Tuy nhiên, hai vợ chồng bà Đ. cùng làm nghề giáo nên có vay mượn tất cả người thân cũng không đủ tiền ra nước ngoài ghép gan. Vì vậy, bệnh nhân tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy với tâm niệm kéo dài được sự sống được ngày nào hay ngày ấy.

Chẩn đoán sau cùng của bệnh nhân Đ. là xơ gan, lách to giai đoạn cuối kèm theo cường lách.

Người cho gan trong ca phẫu thuật chính là con trai ruột của bệnh nhân, anh D.H.L. (22 tuổi), lúc đấy đang là sinh viên năm thứ tư, Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM.

Ca mổ này được Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện phối hợp với Bệnh viện Asan (Hàn Quốc).Bệnh viện Asan là một trung tâm y khoa nổi tiếng không chỉ ở châu Á mà toàn thế giới về ghép gan từ người cho sống. Trung bình, mỗi năm bệnh viện này thực hiện 300-350 ca ghép gan”, bác sĩ Cường nêu lý do chọn Bệnh viện Asan cùng thực hiện ca phẫu thuật.

 

Trong vòng hai năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã lần lượt gửi 15 y bác sĩ qua học tập tại Bệnh viện Asan, đầu tư trang thiết bị y tế và gửi các trường hợp được chọn ghép gan qua Bệnh viện Asan để cùng theo dõi, chẩn đoán.

 

“Để đảm bảo thành công cho ca phẫu thuật này, đến cả kim chỉ thực hiện phẫu thuật Bệnh viện Asan cũng đòi hỏi phải đúng mẫu, nhà sản xuất, kích cỡ và cả số series của sản phẩm”, bác sĩ Cường nói.

 

Thành công hơn mong đợi

Ca phẫu thuật ghép gan cho người lớn đầu tiên ở phía Nam được thực hiện ngày 12.10, bắt đầu lúc 8 giờ 25 phút sáng, khi người cho gan được đưa lên bàn mổ.

Ca mổ của người nhận bắt đầu lúc 8 giờ 50 phút cùng buổi sáng.

Theo đó, hai ê kíp mổ đã tiến hành song song việc lấy phần gan của người cho và cắt bỏ gan hư của người nhận.

Đến 16 giờ, phần gan phải của người cho đã được lấy nguyên vẹn các cuống mạch nuôi như dự kiến trước mổ.

Đến 22 giờ 30 phút, ca mổ ghép gan cho người nhận đã kết thúc. Sau hơn 13 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt toàn bộ gan xơ và cắt lách kèm theo lách phụ của bệnh nhân; ghép phần gan của người cho vào vị trí phần gan đã cắt bỏ với các miệng nối mạch máu tĩnh mạch gan, động mạch gan và nối đường mật vào quai ruột non.

“Thời gian phẫu thuật ca ghép gan này tương đương một ca ghép gan tại Bệnh viện Asan (Hàn Quốc)”, bác sĩ Cường đánh giá. Việc ghép phần gan của người cho vào người nhận được thực hiện chỉ 15 phút sau khi gan được lấy ra khỏi người nhận (trong khi giới hạn cho phép là gan lấy ra trong vòng 3 giờ đồng hồ phải được ghép lại).

Mặt khác, Bệnh viện Chợ Rẫy đã chuẩn bị 100 đơn vị máu cho mỗi người trong ca mổ. Tuy nhiên, người cho gan trong ca phẫu thuật chỉ mất 100 cc máu và không phải truyền máu, còn người nhận gan chỉ phải truyền 8 đơn vị máu.

Hai giờ sau khi mổ, người cho gan đã tỉnh táo và đã có thể tiếp xúc nói chuyện được với người thân. Bệnh nhân được ghép gan đã tỉnh táo lúc 5 giờ ngày 13.10.

 

Hôm nay (15.10), các bác sĩ đánh giá, các chỉ số sinh tồn (mạch, huyết áp, nhịp thở) của cả hai người cho và nhận đều ổn định, tiến triển tốt. Người cho gan đã có thể uống sữa. Riêng người nhận gan còn được nuôi bằng cách bơm dưỡng chất vào đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, bà Đ. đã có thể tự đi sang phòng thăm con trai.

Bác sĩ Cường cho biết: Việc điều trị sau ca phẫu thuật ghép gan còn nhiều phức tạp nên người cho gan vẫn phải được theo dõi chặt chẽ trong phòng cách ly 10 ngày nữa; người nhận gan, được nằm trong phòng cách ly vô trùng tuyệt đối hai tuần nữa. Sau đó, người nhận gan sẽ tiếp tục được chăm sóc đặc biệt thêm hai tuần, theo dõi sát ức chế miễn dịch, chống thải ghép.

Theo bác sĩ, các ca ghép gan dùng thuốc ức chế miễn dịch (chống thải ghép) ít hơn ghép thận. Sau 8 năm, người được ghép gan có thể ngưng, không phải dùng thuốc. Tỷ lệ trên thế giới hiện nay là 30% người được ghép gan không phải dùng thuốc sau 8 năm.

 

 

Nếu quý khách có mong muốn thăm khám, điều trị tại những bệnh viện uy tín nhất Hàn Quốc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

 

Trung tâm Du lịch y tế Hàn Quốc KMTC – Dịch vụ đưa khách hàng sang Hàn Quốc thăm khám, chữa bệnh và phẫu thuật thẩm mỹ uy tín nhất Việt Nam

 

Địa chỉ: Tòa The Light, CT2 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04 666 40 500

Hotline hỗ trợ khách hàng 24/7: 0984 650 538 - Mr Cường