Bạn có đang tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh ở nước ngoài?


Bạn có vấn đề y khoa đã chữa trị nhiều nơi nhưng không có kết quả. Bạn gặp nhiều bác sĩ trong nước, tiêu tốn hàng nghìn USD và thời gian làm các xét nghiệm, chi phí thuốc men và thậm chí là đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật nhưng không thấy lợi ích gì. Hoặc có thể bạn hay thành viên nào đó trong gia đình bạn vừa được chẩn đoán vấn đề y khoa liên quan tới sự sống còn và bạn không biết liệu bệnh này có thể có thể chữa được trong nước không. Thời gian vẫn cứ trôi và bạn cần tìm bác sĩ hoặc bệnh viện tốt nhất có thể chữa trị được tình trạng của bạn và đơn giản là bạn không có sự xa xỉ để thử hết bác sĩ này đến bác sĩ khác – bạn cần tìm một bác sĩ giỏi nhất và bạn cần vị bác sĩ này ngay bây giờ.

Nếu phần trên miêu tả đúng tình trạng của bạn bây giờ thì đừng lo lắng. Bạn không chỉ có một mình. Nhiều người, đặc biệt là những người sống ở các nước đang phát triển với hệ thống chăm sóc y tế kém phát triển cũng đau đầu với trình trạng tiến thoái lưỡng nan tương tự. Thường là mọi người đều biết ai đó trong “sáu chặng phân cách” của họ bị bệnh nghiêm trọng hoặc có vấn đề y khoa phức tạp và đang đau đầu vì không có kết quả điều trị dứt điểm mặc dù đã đi thăm khám bác sĩ nhiều lần, hàng loạt ca phẫu thuật và lượng thuốc uống đủ để mở một hiệu thuốc.

 

Bước 1: Bình tĩnh và phân tích rõ tình trạng của bạn.

 

Đôi khi rất khó để có thể suy nghĩ một cách hợp lý và tỉnh táo khi sức khoẻ của bạn đang bị tấn công. Rất dễ bị mất quyết tâm, tuyệt vọng và chọn lựa những phương án không phải tối ưu. Do đó, đầu tiên bạn cần phân tích rõ tình trạng của mình: chấp nhận rằng bạn bệnh và cần giúp đỡ hơn là coi mình là nạn nhân và băn khoăn tự hỏi “tại sao lại là tôi”. Nhận thức rõ rằng khả năng tìm kiếm phương pháp điều trị đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào sự bình tĩnh và ổn định tinh thần của bạn.

 

Bước 2: Chọn phương hướng cho bản thân.

 

Khi bạn nghĩ thoáng và thông suốt, nhìn lại các dữ liệu y khoa của bạn. Có thể là bạn đã trải qua vài buổi tư vấn với bác sĩ, làm các xét nghiệm và điều trị trước trước khi rơi vào trạng thái khủng hoảng. Vậy hãy chuẩn bị một bản tóm tắt y khoa của ban: liệt kê theo dòng lịch sử thời gian về diễn biến vấn đề y khoa, bạn đã trải qua các can thiệp y khoa nào, những kết quả nhận được và tình trạng hiện tại của bạn.

Chuẩn bị một tập tài liệu điện tử có chứa tất cả các chẩn đoán xét nghiệm, ghi chú của bác sĩ và thuốc kê đơn bạn có liên quan tới vấn đề y khoa của bạn và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian. Nếu hồ sơ trong quá khứ của bạn đã ở định dạng thông tin điện tử (giống như ngày nay) thì rất tốt, còn nếu ở dạng giấy tờ bản cứng thì bạn nên scan chúng. Tạo một tập tài liệu trên ổ lưu trữ đám mây đáng tin cậy, an toàn và phổ biến như Google Drive hay Dropbox, nhờ đó bạn sẽ không bị mất bất kỳ thông tin quan trọng nào nếu hồ sơ bản cứng của bạn bị hư hại hoặc mất.

Rất đáng để bạn dành tất cả tiền bạc và thời gian để khảo sát hồ sơ trong quá khứ nhằm mục đích xây dựng một tiểu sử bệnh án. Các bác sĩ giỏi giống như những thám tử giỏi và tất cả các thám tử giỏi luôn tìm cách thu thập càng nhiều đầu mối càng tốt khi họ gặp phải những trường hợp khó.

Screen Shot 2018-04-08 at 22.54.50

 

 

Bước 3: Tìm kiếm thông tin và tạo cho mình nhiều lựa chọn.

 

Tất cả những chọn lựa tốt trong cuộc sống đều đến từ việc có rất nhiều lựa chọn.

Screen Shot 2018-04-08 at 22.55.06

 

Dù một quốc gia tự nhận hệ thống y khoa và dịch vụ chăm sóc y tế của họ tốt thế nào, không một quốc gia nào có thể xuất sắc ở mọi phương thức điều trị bệnh. Sự khác biệt luôn tồn tại giống như mặt trời mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông.

Chẳng hạn, nếu bạn so sánh những trung tâm y khoa hàng đầu châu Á, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt lớn trong chi phí: Singapore là một trong những điểm đến đắt đỏ nhất châu Á đối với bất kỳ phương pháp điều trị nào trong khi Ấn Độ là một trong những nơi có chi phí điều trị thấp nhất.

Thái Lan xếp ngay trên Ấn Độ về chi phí điều trị cho hầu hết các phương pháp điều trị trong khi Hàn Quốc thì luôn đắt đỏ hơn Thái Lan, nhưng chi phí điều trị lại thấp hơn Singapore. Đây chỉ là mức so sánh có tính tương đối về chi phí điều trị trung bình nói chung, bên cạnh đó là sự cạnh tranh chi phí tương đối giữa các điểm đến cho dịch vụ du lịch khám chữa bệnh với mỗi loại điều trị khác nhau.

Ví dụ, Singapore và Hàn Quốc tương đương nhau về điều trị tim mạch nhưng Hàn Quốc chắc chắn sẽ hoàn toàn vượt trội hơn Singapore trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình cho các nạn nhân bị tai nạn hoặc bỏng nhờ có lượng cung khổng lồ các bác sĩ phẫu thuật có tay nghề.

Xem biểu đồ bên dưới để so sánh chi phí phẫu thuật mạch vành ghép tim nhân tạo ở các quốc gia khác nhau theo đơn vị tính tiền đô la Mỹ:

khám chữa bệnh ở nước ngoài

Nguồn: Statista (https://www.statista.com/statistics/189966/cost-of-a-heart-bypass-in-various-countries/)

Việc so sánh chất lượng điều trị ở các quốc gia không hề dễ dàng do sự khác biệt về chuyên khoa, dưới đây là một số hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm của tôi:

Screen Shot 2018-04-08 at 22.55.24

Screen Shot 2018-04-08 at 22.55.36

Các yếu tố bạn cần cân nhắc khi rút ngắn danh sách các lựa chọn điểm đến bao gồm:

 

a. Tình trạng hoặc dự đoán y khoa của bạn:

 

Việc xác định các lựa chọn điều trị cần bắt nguồn từ nhu cầu y khoa của bạn. Nếu bạn chưa có chẩn đoán y khoa rõ ràng thì ít nhất bạn cũng cần có sự dự đoán. Bạn có thể ghép các chuyên khoa điều trị với thế mạnh của mỗi quốc gia để rút ngắn lại một số lựa chọn.

Ví dụ, nếu tôi là nạn nhân của một tai nạn và cần phẫu thuật chỉnh hình khuôn mặt, Malaysia sẽ không phải là điểm đến mà tôi lựa chọn. Hàn Quốc hoặc Thái Lan sẽ xuất hiện trong danh sách của tôi.

 

b. Ngân sách của bạn:

 

Bạn đang tự chi trả chi phí khám chữa bệnh hay được chi trả bởi bảo hiểm? Nếu tự chi trả, khoản tiết kiệm của bạn là bao nhiêu? Bạn có thể vay từ bạn bè hay gia đinh không? Bạn có thể tìm kiếm khoản vay ở công ty không? Chỉ đơn giản là quyết định xem bạn có thể chi trả bao nhiêu tiền cho việc điều trị có thể giúp bạn loại bớt một số lựa chọn.

Ví dụ, nếu bạn có 10,000 USD không sử dụng và cần phẫu thuật tim, bạn có thể sẽ loại bỏ lựa chọn Singapore cho điểm đến khám chữa bệnh. Một điều cần cân nhắc là nếu bạn thực sự có vấn đề y khoa hiếm gặp, một số bệnh viện nghiên cứu của trường đại học có thể miễn hoặc giảm rất nhiều chi phí điều trị cho bạn, đổi lại trường hợp của bạn sẽ nằm trong chương trình nghiên cứu lâm sàng của họ.

Tôi biết bạn có thể đang sợ hãi với ý nghĩ trở thành “chuột thí nghiệm”, tôi thì không ngại việc được điều trị tại một bệnh viện nghiên cứu đẳng cấp quốc tế và trường hợp của tôi có thể mang đến một bước tiến mới trong lĩnh vực y khoa. Hãy cân nhắc lựa chọn này thật kỹ càng trước khi bạn nói “không”.

 

c. Nơi cư trú hiện tại và tính lưu động của bạn:

 

Đôi khi điểm đến tốt nhất cho nhu cầu điều trị y khoa và ngân sách của bạn có thể không phải là lựa chọn có tính thiết thực đơn giản chỉ vì vị trí địa lý xa xôi. Nếu bạn là bệnh nhân ung thư và sống ở Mỹ, sẽ không hợp lý nếu bạn tới Hàn Quốc để làm hoá trị hoặc xạ trị đơn giản bởi vì Hàn Quốc quá xa xôi, đặc biệt khi cân nhắc tình trạng sức khỏe của bạn, cho dù Hàn Quốc có tỷ lệ sống sót một số loại ung thư cao nhất thế giới.

Bạn cũng cần cân nhắc yếu tố về độ nghiêm trọng bệnh của bạn và việc điều trị có cần đi lại nhiều lần không. Một ca phẫu thuật để chỉnh hình khiếm khuyết cột sống nghiêm trọng ở Ấn Độ là khá khả thi nếu bạn là công dân Mỹ nhưng nếu bạn là công dân Việt Nam và cứ vài tuần lại cần bay tới Hàn Quốc để làm hoá trị hay xạ trị do tính chất điều trị nhiều đợt bắt buộc thì đây có vẻ không phải là lựa chọn tối ưu.                                

Bước 4: Rút ngắn danh sách các bệnh viện và bắt đầu liên hệ với họ.

 

Giờ bạn đã có một danh sách rút ngắn các quốc gia bằng cách ghép nhu cầu điều trị của bạn với thế mạnh hay chuyên khoa của bệnh viện và bạn đã loại bỏ một số lựa chọn dựa trên ngân sách tài chính, vị trí địa lý và khả năng lưu động hiện tại hoặc tương lai của bạn. Tiếp đó, đã đến lúc cần bắt đầu rút ngắn danh sách một số bệnh viện và bắt đầu liên hệ với họ. Tìm kiếm trên Google là cách tốt nhất để bắt đầu.

Cách ưa thích của tôi là luôn nhìn vào kết quả tìm kiếm tự nhiên hơn là quảng cáo trả tiền từ các bệnh viện. Tôi tin rằng một bệnh viện thực sự tốt không cần phải chi hàng nghìn đô la Mỹ để quảng bá tên tuổi qua quảng cáo trên Google Ad. Thay vì vậy, tôi tìm kiếm những bệnh viện hoặc phòng khám mà tên của họ xuất hiện ở thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm bởi họ có nội dung đáng tin cậy được đăng tải liên quan tới lĩnh vực điều trị hoặc chuyên khoa bạn đang quan tâm.

 

Khi bạn tìm kiếm những bệnh viện xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm Google, bạn nên vào website hoặc blog của họ để tìm hiểu thêm. Những bệnh viện thật sự am hiểu ở một lĩnh vực nào đấy thường đăng tải nội dung và các bài nghiên cứu xuất sắc liên quan tới chuyên khoa của họ.

 

 

Bước 5: Bắt đầu liên hệ với bệnh viện.

 

Giờ thì bạn đã có danh sách rút ngắn các điểm đến khám chữa bệnh và tìm thấy những bệnh viện hoặc phòng khám uy tín dường như có chuyên môn trong chuyên khoa mà bạn cần. Tiếp đó, bạn nên bắt đầu nói chuyên với họ.

Việc tìm kiếm thông tin liên hệ của bệnh viện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tôi phải thừa nhận như vậy. Nhiều bệnh viện có trang web thiết kế khá tệ khiến việc tìm kiếm email hay số điện thoại liên hệ giống như “đi tìm kho báu” hoặc “hành trình khám phá”. Đôi khi các trang web như KMTC đã tổng hợp trước thông tin về một số bệnh viện và giúp bạn gửi câu hỏi trực tiếp cho những bệnh viện này cùng một lúc mà không cần phải trải qua quá trình mệt mỏi tìm kiếm email từng bệnh viện rồi viết email cho từng bệnh viện một.

 

Khi bạn gửi câu hỏi cho các bệnh viện, hãy luôn nhớ chia sẻ tiểu sử bệnh án mà bạn đã chuẩn bị trước đấy. Đồng thời, chia sẻ hồ sơ khám chữa bệnh trong qua khứ mà bạn đã tổng hợp sẵn. Bạn cung cấp càng nhiều thông tin thì bác sĩ càng hiểu rõ tình trạng bệnh của bạn và càng có khả năng là bác sĩ có thể thu hẹp các phương án điều trị trước khi tiến hành làm xét ngiệm kiểm tra cho bạn. Điều này cũng hạn chế khả năng không mong muốn khi bạn bay tới gặp bác sĩ, do đó bác sĩ nên đưa ra trước được dự đoán dựa trên tiểu sử và tóm tắt bệnh án của bạn và cung cấp ước tính chi phí và thời gian điều trị.

Tin tôi đi, bạn chắc chắn không muốn bay cả quãng đường tới một nước khác, lên kế hoạch ở lại 1 tuần rồi phát hiện ra bác sĩ không thể điều trị cho bạn hoặc bạn phải kéo dài thời gian ở lại tới 1 tháng. Thậm chí trong trường hợp tồi tệ hơn, bạn cần thực hiện phẫu thuật thay vì điều trị lâm sàng, điều này có nghĩa là bạn phải bỏ ra thêm 10 lần chi phí dự trù ban đầu để điều trị. Điều này vẫn có thể thỉnh thoảng xảy ra nhưng bạn cũng nên hạn chế khả năng.

Một điều quan trọng nữa cần nhớ: hạn chế số lượng bệnh viện bạn liên lạc. Đừng tham gửi cho toàn bộ các bệnh viện vì điều này sẽ không có lợi chút nào sau đấy. Nếu bạn gửi câu hỏi cho quá nhiều các bệnh viện và nhận quá nhiều phản hồi, bạn sẽ rơi vào trạng thái không biết nên chọn bên nào. Có nhiều lựa chọn là tốt chỉ khi số lượng các chọn lựa hợp lý. Quá nhiều chọn lựa thì không hề tốt vì bộ não con người không có khả năng và độ chính xác trong việc phân tích sàng lọc một lượng lớn các chọn lựa để đưa đến quyết định hợp lý một cách logic và chặt chẽ.

 

Bước 6: Tổng hợp phản hồi của các bệnh viện và chọn lựa.

 

Đây là bước cuối cùng, Bạn vừa rút ngắn danh sách bệnh viện dựa trên nghiên cứu của bạn, bạn vừa liên hệ với bệnh viện và chia sẻ hồ sơ y khoa. Hy vọng là bạn đã nhận đủ phản hồi. Để giúp bạn so sánh các lựa chọn, bạn nên tạo một biểu mẫu để sắp xếp thông tin nhận từ bệnh viện. Tạo một bảng đơn giản như bên dưới và việc này sẽ giúp bạn so sánh các chọn lựa dễ dàng hơn.

Screen Shot 2018-04-08 at 23.01.21

 

Hãy ghi nhớ một điều: không phải tất cả các bệnh viện đều cung cấp dự đoán hoặc chẩn đoán rõ ràng. Một số bệnh viện quá cẩn trọng trong phương pháp tiếp cận sẽ cần làm xét nghiệm kiểm tra trước khi đưa ra phương án điều trị. Mặc dù tất cả chúng ta đều muốn sự dứt khoát, đừng để bị cuốn vào suy nghĩ rằng đưa ra kết luận nhanh là một dấu hiệu cần thiết của năng lực y khoa.

Một số bác sĩ giàu kinh nghiệm có khả năng “đánh hơi” thấy nguyên nhân tình trạng bệnh lý của bạn chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào tiểu sử bệnh án, một số bác sĩ rất giỏi khác tôi từng gặp lại không bao giờ đưa ra chẩn đoán hay dự đoán gì cho tới khi họ trực tiếp khám cho bạn. Nhưng nếu bạn là bệnh nhân phải bay cả một quãng đường xa để tới bệnh viện, bạn luôn có thể yêu cầu bệnh viện cung cấp một kế hoạch các xét nghiệm kiểm tra cho dù đó có thể chưa phải là kế hoạch điều trị.

Nếu một bệnh viện thậm chí không thể đưa ra bản kế hoạch các xét nghiệm cho bạn thì đó lại là dấu hiệu cho thấy họ quá cứng nhắc và không được trang bị để tiếp đón những bệnh nhân nước ngoài. Hãy vứt bỏ lựa chọn ấy. Tính linh hoạt giống như “chén thánh” trong việc điều trị cho bệnh nhân nước ngoài và là bài kiểm tra giấy quỳ tuyệt vời để xem bệnh viện có tầm nhìn và cơ sở hạ tầng trong việc điều trị bệnh nhân nước ngoài không.

Cần biết chắc rằng bệnh viện có tiểu sử rõ ràng về bác sĩ được phân công điều trị cho bạn. Nếu bạn tìm kiếm bệnh viện dựa trên uy tín và khả năng chuyên môn của chính bệnh viện đó hơn là dựa trên việc lựa chọn bác sĩ, bạn nên biết rõ bác sĩ nào sẽ là người điều trị cho bạn. Hãy hỏi bệnh viện về tiểu sử của bác sĩ, họ chắc chắc có nghĩa vụ cung cấp cho bạn. Luôn để ý tới bằng cấp của bác sĩ (tốt nghiệp trường đại học y), số năm kinh nghiệm và liệu họ phải là thành viên của hiệp hội y khoa nào đấy không – đây luôn là điểm cộng vì nó tăng thêm độ tín nhiệm cho bác sĩ.

 

Hãy luôn luôn nhớ thông báo cho bệnh viện về ngôn ngữ bạn sử dụng. Thậm chí nếu bạn gửi câu hỏi bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của mình và bệnh viện phản hồi thì cũng không có nghĩa là bác sĩ bạn gặp sẽ hiểu được ngôn ngữ của bạn. Vậy nên luôn xác định rõ xem bạn có cần phiên dịch để giao tiếp với bác sĩ hay y tá hay không, và nếu cần thì liệu bệnh viện có chi trả chi phí thuê phiên dịch hay không. Nếu bệnh viện không chi trả, bạn cần biết xem bạn sẽ cần trả chi phí thuê phiên dịch theo ngày hay theo giờ. Điều cuối cùng bạn sẽ không muốn đó là bay cả một quãng đường xa để rồi phát hiện ra bạn đã không lên ngân sách 1000 USD cho phí thuê phiên dịch.

Ngay khi bạn hoàn thành những việc khó nhằn này và cập nhật bảng các chọn lựa bên trên, sử dụng linh tính của mình để tập trung vào một lựa chọn. Nếu bạn đang phân vân giữa 2 lựa chọn hoặc bạn muốn lấy ý kiến thứ hai, bạn thậm chí có thể đặt lịch tư vấn với 2 bệnh viện khác nhau, với điều kiện là 2 bệnh viện này cùng nằm tại một quốc gia hoặc thành phố bạn đến điều trị. Sau buổi tư vấn đầu tiên với cả 2 bên, bạn có thể quyết định chọn một bên bạn cảm thấy thoải mái hơn hoặc bạn thấy tự tin hơn về chẩn đoán và độ hiệu quả trong phương pháp điều trị của họ.

Khi bạn tuân theo một quy trình có hệ thống, phương pháp và tổ chức như trên, bạn đã giúp bản thân tăng khả năng có được lựa chọn sáng suốt khi chọn bệnh viện và bác sĩ cho chuyến ra nước ngoài khám chữa bệnh của mình. Hãy nhớ rằng, đây là vấn đề sức khỏe của bạn và nếu bạn có thể dành hàng giờ tìm kiếm các nhà hàng ăn tối vào tối thứ sáu thì cũng khá công bằng nếu bạn làm bài tập về nhà trước khi bắt đầu hành trình khám chữa bệnh ở nước ngoài của mình.